1. Chó cũng có “kinh nguyệt?

Tất nhiên rồi, chó cái đến tuổi trưởng thành cũng sẽ có kinh nguyệt. Thể chất và tâm lý trong những ngày này có nhiều thay đổi mà người nuôi cần chú ý để chăm sóc các bé tốt hơn. Dưới đây là những điều người nuôi cần biết về “mùa dâu rụng” của chó.

Đang xem: Chu kỳ kinh nguyệt của chó

Khi chó có kinh nguyệt, người ta thường gọi là salo (sa-lơ) hoặc thời kỳ động dục. Tuy nhiên, nó sẽ không giống như ở người diễn ra mỗi tháng mà kỳ salo của chó xảy ra 2 lần trong năm.

*

2. Khi nào cho bắt đầu có kinh nguyệt?

Trung bình là từ 6-12 tháng tuổi. Tuy nhiên, tuỳ vào giống chó, cân nặng, chế độ chăm sóc, và rất nhiều yếu tố khác mà thời điểm bắt đầu khác nhau. Các giống chó nhỏ thường bắt đầu từ khoảng 6 – 10 tháng tuổi, các giống lớn muộn hơn, khoảng 12 tháng tuổi. Một số giống chó lớn có chu kỳ động dục đầu tiên khá muộn, từ 18 – 24 tháng tuổi.

*

Các giống chó lai tạp, lai cận huyết, chó sống ở vùng khí hậu ôn hoặc hàn đới, chó ốm, chế độ chăm sóc kém, hoặc chó nuôi quá béo sẽ động dục muộn hơn, biểu hiện động dục cũng không mãnh liệt bằng chó khác.

Xem thêm: Những Bài Hát Hay Nhất Của Nguyễn Hải Phong : Nghe Tải Album Nguyễn Hải Phong

3. Dấu hiệu chó đang vào thời kỳ salo

Bộ phận sinh dục và núm đầu vú mẩy lên, âm hộ sưng to dần có dịch nhờn trong, nhớt từ âm đạo tiết ra, có thể trông thấy một vài giọt máu sắp hành kinh.

Sau các dấu hiệu trên từ 7-10 ngày, chó bắt đầu chính thức ra kinh. Lúc đầu không nhiều, chó thường quay đầu lại tự liếm sạch. Sau đó khoảng 3-5 ngày máu ra nhiều hơn, không liếm kịp, có thể bị rớt ra nền nhà. Từ 10-15 ngày: Máu ra ít dần, màu từ đỏ máu nhạt dần sang hồng, hồng nhạt.

Xem thêm: Once Upon A Time In Hollywood

*

4. Cách chăm sóc cho trong giai đoạn salo

Nếu bạn không muốn cho chó sinh sản, tránh cho tiếp xúc với cho đực trong thời gian 3-4 tuần kể từ khi bắt đầu có kinh. Hạn chế tắm cho chó trong “mùa dâu rụng”. Cơ thể các bé trong thời gian này rất nhạy cảm, sẽ dễ bị ốm nếu nhiễm nước, nhiễm lạnh. Mặc tã cho chó trong thời gian này. Điều này không chỉ hạn chế chó liếm mà còn giữ vệ sinh cho nhà ở. Đặc biệt, nếu bạn không muốn chó cái bị chó đực “ve vãn” thì mặc tã quần là giải pháp vô cùng hiệu quả.

*

Trong thời gian chó “rớt dâu”, các Sen nhớ lưu ý về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc chu đáo để phòng tránh các bé bị ốm nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *