Năm Ất Mão (1075), Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) cho mở khoa thi tam trường để chọn người tài làm quan. Đây là khoa thi đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn mười người. Người đỗ thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Đây chính là vị tiến sĩ đầu tiên ở nước Việt Nam. Vị thủ khoa này ngày sau làm đến chức Thái sư – một chức quan to vào bậc nhất trong triều.
Đang xem: Các vụ án hình sự nổi tiếng ở việt nam
Nhưng ai có thể ngờ rằng, vị Tiến sĩ – Thái sư này hơn hai chục năm sau bị mắc tội “mưu làm phản”, suýt nữa bị chém. Sau đó bị nhốt vào cũi, đi đày ở miền sơn cước.
Các sách chính sử thời đó và nhiều triều đại sau đều chép chính thức sự kiện này và cho rằng Lê Văn Thịnh mắc tội phản nghịch là có thực, lẽ ra phải khép vào tội chết. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên (thi đậu Tiến sĩ vào năm Nhâm Tuất – 1442, đời vua Lê Thái Tông), cũng có lời bàn: “Người làm tôi định cướp ngôi giết vua mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng Phật giáo”. (sách “Đại Việt sử ký toàn thư”)
Lý Tế Xuyên, tác giả “Việt điện u linh” cũng than thở: “Lê Văn Thịnh tội nên xử trảm vua lại tha mà chỉ phạt lưu, chính hình như thế thật là lầm lỗi”
Vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh được các nhà chép sử ghi lại như sau:“Tháng 3 năm Bính Tý (1096), nhân dịp ngày xuân, vua Lý Nhân Tông ngự ra hò Dâm Đàm (Hồ Tây), đi một chiếc thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng giáo chém. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt đi, nói rằng: “Nguy lắm rồi!”. Người đánh cá tên là Mục Thận quăng cái lưới trùm lên trên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Văn Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết chết, đày lên trại đầu ở sông Thao. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tài vật, lại cho đất Tây Hồ làm thực ấp. Trước đây, Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (Vân Nam) có phép thuật kỳ dị, cho nên làm ra như thế để định cướp ngôi giết vua.” (Sách “Đại Việt sử ký toàn thư”)
Sau khi “quăng lưới chụp vào thuyền kia, bắt được hổ và nhận ra là Lê Văn Thịnh! Nhà vua cả giận, sai lấy dây sắt xích lại, bỏ vào cũi, rồi đày lên miền Thao Giang (nay thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Vua khen Mục Công (Mục Thận) đã có công cứu vua, cất làm Đô uý và sau thăng tới Phụ quốc tướng quân. Khi mất, tặng chức Thái uý. Vua sai dựng đền tạc tượng thờ” (Sách “Đại Việt u linh”)
Các sách khác như “Việt sử lược”, “Cương mục”… đều chép tương tự như vậy. Lý do nào để xảy ra vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh âm mưu phản nghịch định giết vua, cướp ngôi?
Nhiều nhà nghiên cứu sau này cho rằng câu chuyện Lê Văn Thịnh đầy tính chất hoang đường, tại sao vị tể tướng thong thái này lại có phép thần thông để đổi trời trong sáng thành sương mù, biến người thành cọp?
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho vụ án Lê Văn Thịnh chỉ là một sự hiểu lầm đáng tiếc và giải thích như sau: “Chuyện trên đây tiêu biểu cho sự mê tín có ảnh hưởng lớn đến chính trị ở triều Lý. Sử còn cho biết nhiều chuyện nói rằng vua Nhân Tông, cũng như các vua đời Lý sau, rất tin ảo thuật và dễ cảm xúc. Cho nên, chỉ vì một việc xảy ra thất thường, mà Văn Thịnh suýt bị chết. Về thời tiết lúc đó, một trận mù thình lình tới bên hồ là một sự thường gặp. Nhưng với tâm thần hay bị xúc cảm của vua Lý khi thấy trời tối mà mình còn ở trên mặt nước, thì vua đâm ra hoảng hốt. Có lẽ Lê Văn Thịnh cũng vì thấy trời tối mà vội vã sai chèo thuyền gấp tới để hộ vua về. Ngồi trên thuyền bị tròng trành không vững, Văn Thịnh phải ngồi khom mình, tay chống vào thuyền cho vững. Hình dáng trông như con hổ. Một mặt khác, có lẽ Văn Thịnh cũng tin vào các thuật và có tiếng sẵn là đã học được phép hoá hổ. Cho nên, kẻ trông thấy con hổ trong thuyền lại càng nghi cho ý muốn hại vua”
Người ta đặt vấn đề nghi vấn có thể có hay không, câu chuyện Lê Văn Thịnh là một sự hiểu lầm hay chỉ là một mưu mô loại bỏ công thần của vua Lý, một hành vi thường có của các vua chúa triều đại phong kiến?
Lần trang sử cũ, ta thấy có nhiều bản án “huyễn hoặc” tương tự, không biết bao nhiêu nhân tài quốc gia bị triều đình phong kiến huỷ diệt. Bản thân chế độ vua chúa vì muốn giữ độc quyền thống trị thường thay thù địch và hoảng sợ trước tài năng. Tầng lớp phong kiến chỉ có thể lợi dụng những kẻ có tài trong thời gian nhất định mà không tận dụng được tài năng đó. Trong các triều đại phong kiến lịch sử cổ kim thế giới, những đại công thần bị lưu đày, tàn sát như Lê Văn Thịnh không hiếm. Hàm Tín, trước khi bị Hán Cao Tổ và Lưu Bang giết ở Vị vương cung, đã biết rằng kẻ dùng mình sẽ không tha mình khi đế nghiệp hoàn thành, nên từng than thở: “Giảo thỏ chết, chó săn bị thịt, chim hết, cung bị xếp xó”
Đại thi hào Nguyễn Du không phải ngẫu nhiên khi mở đầu Truyện Kiều, ông đã than thở:
“Trăm năm trong cõi người taChữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Và khi sắp kết thúc tác phẩm, ông lại thở than:
“Có tài mà cậy chi tàiChữ tài liền với chữ tai một vần”
Nguyễn Du đã nhìn thấy những “tai oan” của các nhân tài trong xã hội phong kiến, nhưng ông đã kín đáo đổ thừa cho số mệnh. Dưới chế độ phong kiến, một khi “tài” đó vượt lên “tài” của quân vương là có khi gặp nạn, nếu “sáng hơn chúa” cí khi là gặp nạn.
Trở lại vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh. Từ khi Lê Văn Thịnh thi đỗ thủ khoa và được bổ dụng làm quan, ông đã đem hết trí tuệ và tài năng của mình để phụng sự triều đình. Ngay sau khi đậu thủ khoa năm 1075, Lê Văn Thịnh được vào hầu vua học (thực chất là dạy vua). Bởi vì lúc này vua Lý Nhân Tông mới khoảng 10 tuổi. Lý Nhân Tông là con Thái hậu Ỷ Lan, lên ngôi vua năm 1072, mới có 7 tuổi, có quan Thái sư Lý Đạo Thành làm Phụ chính.
Năm Giáp Tý (1084), Lê Văn Thịnh lúc này đã làm Thị lang Bộ binh được vua giao đến trại Vĩnh Bình để cùng với người Tống bàn việc cương giới. Trong việc hoạch định biên giới, nhà Tống trả cho nhà Lý 6 huyện và 3 động. Người Tống có thơ rằng:
“Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên Kim”
Nghĩa là:“Vì tham voi Giao Chỉ, bỏ mất vàng Quảng Nguyên”
Việc hoạch định biên giới này, có công lao rất lớn của Lê Văn Thịnh qua những lần hội đàm với nhà Tống.
Năm Ất Sửu (1085), Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư – chức quan đại thần to nhất trong triều. Đất nước lúc này đang trong thời kỳ thái bình, dân an, nước mạnh. Nhiều chùa tháp được xây dựng trong thời gian đó. Lê Văn Thịnh không những có công lớn trong lĩnh vực ngoại giao mà còn có nhiều đóng góp trong công việc xây dựng luật pháp thời Lý.
Nhưng lịch sử thật trớ trêu, 11 năm sau (năm 1096), vị Thái sư này lại mắc phải trọng tội tày đình.
Sau những thành công lớn lao của Lê Văn Thịnh cùng với tiếng tăm lẫy lừng mà ông đạt được, hẳn Lê Văn Thịnh đã trở thành một mối lo âu đối với vua quan bấy giờ. Vua thì sợ Lê Văn Thịnh ngày kia có thể làm nguy hại ngôi báu của mình; quan thi sợ Lê Văn Thịnh có biệt tài, có quyền uy to lớn có thể làm phương hại đến địa vị mà họ đang hưởng. Vì vậy đã dựng nên ” sự kiện hồ Dâm Đàm” để loại trừ một đối thủ đáng ngại… Có lẽ vì thế mà họ đã dựa vào sự mê tín trong dân chúng, tạo nên câu chuyện phản nghịch để có cơ hội tẩy trừ một chông gai trước mắt?
II.Vụ án Lệ Chi Viên.
Ngày 27 tháng 7, 1442 (năm Nhâm Tuất), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc.
Vua Lê Thánh Tông
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông rửa oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi để lưu lại hậu thế, và ông như đã tạc bia cho Nguyễn Trãi bằng câu thơ:
Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo
Tạm dịch:
Tâm hồn Ức Trai rực rỡ tựa sao Khuê.
III. Vụ án Trần Nguyên Hãn.
Trần Nguyên Hãn (?-1429) là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê. Ông cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm ở triều vua Lê Thái Tổ.Lê Văn Duyệt trên mặt trước tờ 100 đồng in năm 1966 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Nguyên quán gia đình Lê Văn Duyệt ở phủ Quảng Nghĩa (lúc đó thuộc dinh Quảng Nam). Phụ thân ông là Lê Văn Toại dời vào Định Tường, sinh được bốn trai. ông Duyệt là con trưởng, sinh năm Giáp Dần (1764), bẩm sinh khuyết tật bộ phận sinh dục, người thấp nhỏ, thông minh, nhưng nóng nảy. Năm canh tý (1780), Lê Văn Duyệt được tuyển dụng làm thái giám trong dinh chúa Nguyễn, phụ trách việc nội đình, rất đắc lực, nên dần dần lên đứng đầu hai đội thuộc nội. Lê Văn Duyệt theo sát bước đường bôn tẩu của Nguyễn Phúc Ánh, kể cả hai lần chạy sang Xiêm La (Thái Lan) vào các năm 1784 và 1785. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm hẳn được Sài Côn và toàn vùng Gia Định năm Kỷ Dậu (1789), nhà chúa cho Lê Văn Duyệt chiêu tập mộ binh, thuộc tả quân. Từ đó, Duyệt tham gia những cuộc hành quân chống Tây Sơn, bắt đầu nổi tiếng trong trận giải vây Diên Khánh năm ất mão (1795). Ngôi sao Lê Văn Duyệt dần dần sáng chói, và rực rỡ nhất trong trận đánh đến sạch tan tành lực lượng hải quân của Tây Sơn tại cửa Thị Nại (Quy Nhơn) năm Tân Tậu (1801). Trận đánh nầy được chính sử nhà Nguyễn gọi là “trung hưng đệ nhất võ công” (Võ công oanh liệt nhất của công cuộc trung hưng nhà Nguyễn), và người chiếm công đầu, can đảm liều lĩnh thực hiện trận hỏa công nầy, chỉ biết tiến chứ không chịu lùi là Lê Văn Duyệt. Sau trận nầy, Nguyễn Văn Thành ở lại cầm chân các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng (đang vây Quy Nhơn do Võ Tánh và Ngô Tòng Châu giữ); chúa Nguyễn dẫn quân ra đánh Phú Xuân, sai Lê Văn Duyệt và Lê Chất đi trước. Cả hai hợp lực đánh hạ Phú Xuân nhanh chóng. Vua Cảnh Thịnh (nhà Tây Sơn) phải bỏ chạy ra Bắc hà. Ngày mồng 2 tháng 5 năm Tân Tậu (1801), Nguyễn Phúc Ánh ngược dòng sông Hương, trở về tái chiếm thành Phú Xuân.
Xem thêm: Ký Túc Xá Khu B Đại Học Quốc Gia Tp. Hcm Tx. Dĩ An, Bình Dương
Sau mặt trận Phú Xuân, một mặt chúa Nguyễn gởi quân truy đuổi vua Cảnh Thịnh, một mặt gởi các tướng Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Nguyễn Văn Thành quay vào giải vây Quy Nhơn, nhưng đã trễ vì Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trong thành Quy Nhơn biết không chống cự nổi, đành tự tử theo thành. Các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng tuy chiếm được Quy Nhơn, nhưng cũng không chịu nổi áp lực của quân chúa Nguyễn từ hai phía bắc và nam đổ đến tấn công, nên phải bỏ Quy Nhơn tháng 3 năm Nhâm Tuất (1802), theo đường núi qua Ai Lao, ra Nghệ An.
Ngày 2-5- nhâm tuất (l-6-1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, rồi tự mình đem quân ra bắc, đánh dẹp lực lượng Tây Sơn còn lại. Lê Văn Duyệt được thăng Khâm sai chưởng tả quân Bình Tây tướng quân, và Lê Chất làm Khâm sai chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân, cùng nhau dẫn quân đi trước. Lực lượng nhà Nguyễn tiến chiếm Thăng Long, và bắt được vua Cảnh Thịnh dễ dàng, chấm dứt nhà Tây Sơn.
Sau việc nước đến việc nhà. Vua Gia Long thấy Lê Văn Duyệt là hoạn quan, không thể có con nối dòng, nên nhân cuộc gặp gỡ với Lê Văn Toại, phụ thân Lê Văn Duyệt, từ Gia Định ra Phú Xuân thăm con năm quý hợi (1803), nhà vua chỉ định người con của Lê Văn Phong, em của Lê Văn Duyệt, tên là Lê Văn Yên, làm con nối dòng cho Duyệt. Lê Văn Duyệt được vua Gia Long xem là một trong những vị tướng thân cận nhất của nhà vua. Mỗi lần đi tuần hành phương xa như ra Bắc thành, vào Quảng Nam, vua đều giao Phú Xuân cho Lê Văn Duyệt bảo vệ, hay mỗi khi có loạn lạc nguy hiểm, vua cũng giao cho Lê Văn Duyệt cầm quân đánh dẹp, nhất là các cuộc nổi dậy của các sắc dân miền núi ở Quảng Ngãi. Lê Văn Duyệt đi đến đâu, ở đó yên tĩnh, vì Lê Văn Duyệt là một vị tướng trị quân rất nghiêm minh, không cho thuộc cấp sách nhiễu dân chúng; đồng thời ông vừa dùng quân sự, vừa dùng chính trị để thu phục nhân tâm, và rất cương quyết trong khi thi hành luật lệ, nên dân chúng vừa nể, vừa phục, và vừa sợ.
Năm Nhâm Thân (1812) , vua Xiêm (Thái lan) s ai quân xâm lấn Chân Lạp (Cambodia). Vua Chân Lạp chạy sang Gia Định tỵ nạn. Vua Gia Long liền cử Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định thành để giải quyết luôn việc Chân Lạp. Lê Văn Duyệt thương thuyết với sứ xiêm và sắp đặt đưa vua Chân Lạp về nước. Khi sứ Xiêm đem báu vật tặng Lê Văn Duyệt, ông trình lên triều đình xin ý kiến chứ không nhận làm của riêng. Vua Chân Lạp trở về nước, tặng nước ta 88 thớt voi. Lê Văn Duyệt tâu với vua Gia Long rằng nước Chân Lạp mới phục hồi, kho tàng còn trống, xin tính giá voi thành tiền trả cho Chân Lạp, liền được nhà vua chấp thuận.
Năm Ất Hợi (1815), Lê Văn Duyệt được triệu về kinh đô . Lúc đó đang xảy ra vụ án Nguyễn Văn Thuyên. Vua Gia Long giao vụ việc cho ông Lê tra xét. Sau một lần thẩm vấn, Nguyễn Văn Thuyên nhận tội, đưa đến sự kết thúc bi thảm vụ án nầy.
Trong thời gian đó, Lê Văn Duyệt vào Quảng Ngãi trước sau bốn lần để tiểu trừ người miền núi nổi dậy tại đây. Năm Kỷ Mão (1819) , hai trấn Thanh Hóa, Nghệ An mất mùa, dân tình đói khổ, trộm cướp nổi lên quấy phá, quan quân sở tại không dẹp yên được Vua Gia Long liền cử Lê Văn Duyệt làm kinh lược địa phận hai trấn đó. Vừa dùng quân sự, vừa dùng chính trị, không bao lâu Lê Văn Duyệt ổn định được tình hình. Hơn 900 người ra đầu thú, đều được ông Lê tâu xin triều đình khoan hồng và tha mạng. Trong nhóm nầy, có Nguyễn Hữu Khôi sau đổi tên là Lê Văn Khôi.
Trở vào Gia Định, Lê Văn Duyệt sai quân dẹp yên ngay loạn sư Kế. Để giữ gìn kỷ cương quan lại, viên Phó tổng trấn là Huỳnh Công Lý phạm tội tham ngược liền bị Lê Văn Duyệt ra lệnh xử tử, dầu y có con gái là hầu thiếp của nhà vua. Lê Văn Duyệt cai trị rất nghiêm minh. ông còn thi hành một chính sách ngoại giao uyển chuyển, ôn hòa với các nước tây phương, không gây trở ngại trong việc các giáo sĩ Thiên Chúa giáo truyền đạo, giữ vững việc bảo hộ Chân Lạp, làm cho Xiêm La nể sợ, và cả Miến Điện cũng rất mến phục.
Năm Quý Mùi (1823), Lê Văn Duyệt về triều (Huế) phúc trình tình hình Gia Định thành, xin vua thu dụng con cháu các công thần đã hy sinh thời Nguyễn Phúc Ánh còn bôn tẩu ở miền NamNăm sau (1824), ông về triều dân nữa, gặp lúc lổng trấn Bắc thành là Lê Chất cũng về triều. Lê Chất bàn rằng: “Bây giờ triều đình nắm cả quyền cương, mở mang trăm việc tiến dùng văn thần, trách thành chính trị, lũ chúng ta đều là võ biền. xuất thân chỉ biệt thẳng lòng làm ngay, hoặc sai lễ pháp, tự điển lúc thái bình khác với lúc mới dựng triều đình, chả gì bằng ta dâng biểu xin thôi việc hai thành ” Lê Văn Duyệt đồng ý. Hai ông liền cùng dâng sớ xin rút lui. Vua Minh Mạng không chấp thuận, sai hai ông trở về nhiệm sở làm việc. Trong năm nầy, hoàng thân Mỹ Đường bị tố cáo thông dâm với mẹ >, vua sai Lê Văn Duyệt bắt gìm nước chết.
Nhân lễ đại khánh tiết Thuận Thiên Cao hoàng hậu năm Đinh Hợi (1827) , vợ thứ vua Gia Long, mẹ ruột vua Minh Mạng, được 60 tuổi, Lê Văn Duyệt ra Huế triều yết. Vua Minh Mạng nhận xét về Lê tả quân như sau: “Người
V. Vụ án Lê Chất.
Lê Chất (1769 – 1826), danh tướng triều Nguyễn. Quê Phù Mỹ, Bình Định.Thân thế và sự nghiệpLúc đầu Lê Chất theo nhà Tây Sơn, lập được nhiều chiến công, được phong tới chức đô đốc.Sau khi vua Quang Trung mất (1792), nội bộ vương triều Tây Sơn dần suy yếu, rạn nứt. Nhân thấy tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Văn Tính đóng quân gần đấy, Lê Chất bàn với cha vợ là đô đốc Lê Trung để cùng trốn sang. Thấy cha vợ cứ chần chừ, một mình Lê Chất viết thư xin hàng. Nguyễn Văn Tính đem thư dâng lên chúa Nguyễn.Nguyễn Phúc Ánh nói:Lê Chất là đứa giảo hoạt, cho nên lời này chưa hẳn thực đâu.Năm 1789, quân nhà Nguyễn thắng liên tiếp mấy trận liền, nên vua nhà Tây Sơn là Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) ngờ Lê Trung và Lê Chất thông đồng với đối phương. Lê Trung bị giết, Lê Chất bỏ trốn, nhưng bị truy lùng gắt gao quá nên phải bắt một người có khuôn mặt giống mình, bỏ thuốc độc cho chết để giả vai tuồng tự tử. Ít lâu sau, vào năm 1799, Lê Chất đến gặp tướng chúa Nguyễn là Võ Tánh để xin hàng. Từ đây, Lê Chất gắn bó với Nguyễn Phúc Ánh cho đến hết đời.Năm 1801, được phong tước Quận công. Năm 1802, làm Khâm sai chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân, dẫn bộ binh đi đánh chiếm Bắc Hà. Năm 1803, ông cùng Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Khiêm trông coi việc xây dựng kinh thành.Năm 1810, ông làm Hiệp tổng trấn Bắc Thành, cùng với Nguyễn Huỳnh Đức, Phạm Như Đăng. Đến năm 1818, ông lên làm Tổng trấn Bắc Thành.Bởi có tài năng, Lê Chất lập được nhiều công lao. Tuy nhiên, mỗi lần ông được trọng thưởng là mỗi lần ông bị kèn cựa, xoi mói. “Đại Nam chính biên liệt truyện”, có chép chuyện ông bị phe phái của tướng Đặng Trần Thường buông lời gièm pha, đến nỗi vua Gia Long đem vụ việc ra cho triều thần bàn nghị là một ví dụ.Ông mất vào tháng 7 năm Bính Tuất (1826), hưởng dương 57 tuổi, được truy tặng Thiếu phó, thụy là Trung Nghị.
Án Lê Văn Duyệt phát ra năm trước thì năm sau ( Bính Thân, 1836) có quan Lại bộ tả thị lang Lê Bá Tú dâng sớ truy hặc Lê Chất phạm những 16 tội.Sử gia Trần Trọng Kim chép : Minh Mạng dụ rằng:… Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giả thử bổ áo quan giết thây, cũng không là quá. Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết tjây, thì nắm xương khô của Chất nay cũng chẳng màng bắt tội. Vậy cho Tổng đốc Bình Phú Võ Xuân Cẩn san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ “Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp” để làm gương cho kẻ gian tặc muôn đời. Còn vợ hắn là Lê Thị Sai cùng ở một nhà, dự biết mưu bạn nghịch, xử vào cực hình, cũng là phải, song kẻ đàn bà chẳng cần vội vàng chính pháp. Vậy Lê Thị Sai cùng con là Lê Cẩn, Lê Trương, Lê Thường, Lê Kỵ, đều cải làm trảm giam hậu. Lại tịch biên gia sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chứa cả vào kho.” (“Việt Nam sử lược” NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1964, tr.455-446 )Mãi đến năm Mậu Thân 1868, vua Tự Đức mới truy phục chức tước cho ông.Lúc còn sống, Lê Chất là bạn thân thiết của Lê Văn Duyệt. Có lẽ đó là lí do chính, khiến Hội Thượng Công Qúy Tế lập bàn thờ ông trong Lăng Ông Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.Riêng hài cốt Lê Chất, năm 1910 khi sở công chánh Hà Nội đào quãng đường từ đền Quang Thánh đến phủ Toàn quyền Đông Dương để đặt trụ điện, có tìm thấy cân đai, áo mũ hãy còn nguyên vẹn. Chánh quyền đương thời cho cải táng ở bên vườn Bách thú Hà Nội.Và sau này, ông Phan Khôi (1887-1959) khi đến viếng mộ Lê Chất, có làm một bài thơ cảm hoài sau:Viếng mộ ông Lê ChấtBình Tây trấn Bắc sử nghìn thu,Ấy cỏ mờ rêu đất một u.Ấy dũng ấy trung là thế thế!Mà ân mà nghĩa ở mô mô?Chim gào hờn sót xuân ầm ỹ;Hùm thét oai lưa gió vụt vù,Cái chuyện anh hùng ai nhắc nữa,Hồ Tây văng vẳng tiếng chuông bu!(Thực Nghiệp, 1921)
Luật sư Po-rít, một trong những luật sư cùng Lô-dơ-by minh oan cho Nguyễn Ái Quốc.
Trang phục gia đình luật sư Lô-dơ-by chuẩn bị cho Nguyễn Ái Quốc để cải trang lúc rời Hương Cảng
Nhưng vẫn chưa thấy an toàn, vợ chồng Lô-dơ-by đã bày ra một kế hoạch cho ông Tống Văn Sơ đóng giả làm 1 người bạn của ông Phó thống đốc, và đưa ông thoát khỏi vòng vây của bọn mật thám Hồng Kông trót lọt.Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Lô-dơ-bi vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Xta-lin.Rồi một loạt phương tiện báo chí ,kể cả các Báo của Đảng CSVN cũng đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã chết.Vốn đã biết rõ Nguyễn Ái Quốc là Tống Văn Sơ, bọn Pháp – Anh đã ngu ngốc tin rằng: Nguyễn Ái Quốc đã chết.Sau khi thoát khỏi Hương Cảng, phần vì bận hoạt động cách mạng, phần vì tránh cho những ân nhân của mình bị chính phủ sở tại làm rầy rà, mãi tới năm 1956, Hồ Chủ tịch mới có dịp nối lại mối quan hệ với “cố nhân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp gia đình luật sư Lô-dơ-by tại cổng phủ chủ tịch tháng 1 năm 1960.