Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa thì trang trí bàn thờ ngày Tết cũng vô cùng quan trọng. Bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc trang trí sẽ khó hơn rất nhiều. Đừng lo lắng, roosam.com sẽ giúp bạn cách trang trí bàn thờ ngày Tết ngay sau đây!

Tết đến, Xuân về chính là dịp mà mỗi gia đình đều tất bật cho việc dọn dẹp nhà cửa. Trong đó, khu vực bàn thờ gia tiên, nơi thờ cúng… cần phải được chú trọng thật cẩn thận. Việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ ngày Tết chính là thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn và kính trọng của con cháu đối với tổ tiên. Không chỉ có con cháu đón Tết mà bàn thờ còn thể hiện cho sự đủ đầy của một gia đình. Hương khói được thắp lên bàn thờ giúp tưởng nhớ và đón tổ tiên trở về để cùng nhau đón Tết một cách trọn vẹn và sum vầy.

Đang xem: Chưng bàn thờ ngày tết

(source: mogi.vn)

2. Các bước chuẩn bị để trang trí bàn thờ ngày Tết

Trang trí bàn thờ ngày Tết chính là công đoạn cuối cùng. Vì vậy, để thực hiện được bước trang trí, cần phải dọn dẹp thật sạch sẽ và chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để thờ cúng trên bàn thờ.

Cách dọn dẹp bàn thờ ngày Tết

*

(source: phatgiaovietnam.vn)

Bàn thờ luôn được dọn dẹp thường xuyên mỗi ngày nhưng chỉ là quét sạch bụi bẩn và bày biện nước cúng. Khi Tết đến thì bàn thờ mới được lau chùi một cách cẩn thận và chu đáo. Vì vậy, khi lau chùi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, bạn cần lưu ý như sau:

Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, người dọn dẹp cần phải thắp hương để xin phép thần linh và gia tiên rồi mới được đem những vật thờ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn.

Riêng các bức tượng và bát hương, cần phải thắp hương để xin phép rồi mới được xê dịch và khi lau dọn xong thì phải đặt đúng vị trí cũ. Điểm đặc biệt cần lưu ý chính là nên dọn từ trên cao xuống. Bởi vì để tránh bàn thờ đặt bên dưới bị bụi bẩn bám vào nếu được lau dọn đầu tiên.

Khi bạn muốn rút bớt chân nhang ra khỏi bát hương thì nên để lại một ít chân nhang theo số lẻ như 3, 5, 7… thường nên để 3. Phần nhang đã rút ra nên đem đốt thành tro chứ không được vứt vào sọt rác. Lưu ý lau dọn bằng nước sạch và rượu cùng bông gòn hoặc khăn sạch lau chùi bàn thờ.

Các vật phẩm cần chuẩn bị để trang trí bàn thờ ngày Tết

(source: vietnammarch.com.vn)

Sau khi dọn dẹp bàn thờ thật sạch sẽ thì bước tiếp theo chính là chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng để trang hoàng bàn thờ. Vậy, bày bàn thờ ngày Tết gồm những gì? Dù là miền Nam hay miền Bắc thì các vật phẩm thờ cúng đều cần có như sau:

Bát hương: Là vật quan trọng và linh thiêng nhất vì đây là nơi để chúng ta thắp lên những nén hương tưởng nhớ đến người đã khuất.

Lư hương (hoặc đỉnh thờ): Là vật không thể thiếu trong những ngày lễ, Tết bởi vì đây là vật thể hiện sự linh thiêng và trang trọng cho không gian khi thực hiện nghi lễ thờ cúng.

Đèn dầu hoặc chân nến: Trên bàn thờ thường sẽ có hai đèn dầu hoặc hai chân nến đặt hai bên trái phải có ý nghĩa tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Thể hiện sự soi sáng, xua đuổi những điều tối tăm và mang đến những điều may mắn.

Đài thờ và chóe thờ: Đây là vật đại biểu cho sự hòa thuận, sung túc của anh em trong gia đình, thường có 3 lọ để chứa muối, gạo và rượu.

Lọ hoa: Trưng bày hoa cúng là không thể thiết cho việc trang trí bàn thờ ngày Tết vì vậy việc chuẩn bị lọ hoa là điều không thể thiếu. Có thể đặt hai lọ hoa trên bàn thờ ngày Tết để thể hiện sự đủ đầy.

Mâm bồng: Dùng để bày ngũ quả để thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa biết ơn những người đã khuất.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Trường Đại Học Ngân Hàng Tp Hcm 2020 Chính Xác, Điểm Chuẩn Đh Ngân Hàng Tp

Bộ bát cơm và đũa thờ: Thường thì những vật này sẽ được dùng cho việc cúng kiếng của con cháu vào mỗi mùng 1, 2, 3 và tới mùng 7 theo quan niệm của từng gia đình. Bát cơm và đũa thể hiện sự gắn kết và no ấm như bữa cơm trong gia đình ngày Tết.

3. Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp

Bước tiếp theo của việc lau dọn sạch sẽ và chuẩn bị các vật thờ cúng đầy đủ sẽ là cách trang trí bàn thờ gia tiên đẹp trong ngày Tết để có được không khí Xuân về ấm cúng bên gia đình và những người thân yêu.

Cách sắp xếp các vật thờ cúng đúng cách

Ngai thờ: Đối với Ngai thờ sẽ được đặt trong cùng, để ở trên cao để không bị che lấp bởi các vật dụng thờ cúng khác và có thể xếp thứ tự người cao nhất để thờ phụng hoặc không lập bài vị.

Bát hương: Vị trí cần đặt bát hương là phía trước bức ảnh thờ và để ở chính giữa, cách mép rìa bàn thờ một khoảng để đảm bảo cho bát hương không bị rơi và các chum nước cúng sẽ được đặt trước bát hương.

Lư hương: Lư hương sẽ được đặt đối diện và ở phía sau bát hương nên để lư hương cao hơn bát hương.

Đèn dầu hoặc chân nến: Đặt đèn dầu hoặc chân nến ở hai bên sát mép rìa ngoài của bàn thờ để chừa không gian cho các vật dụng khác.

Đài thờ và chóe thờ: Sẽ được đặt bên trái phía sau đèn dầu hoặc chân nến.

Lọ hoa: Bạn có thể đặt hai bên trái phải để cắm hoa. Trong ngày Tết sẽ có nhiều loại hoa cắm bàn thờ ngày Tết mang mỗi ý nghĩa khác nhau.

Mâm bồng: Mâm bồng nên được đặt trước bát hương dùng để chưng mâm ngũ quả vào dịp Tết. Có thể chia làm ba mâm bồng nhỏ đặt chung quanh nếu bàn thờ có diện tích rộng.

Xem thêm: Đáp Án Đề Thi Thpt Quốc Gia Môn Ngữ Văn 2016 Đến 2019, Đáp Án Đề Thi Ngữ Văn Kỳ Thi Thpt Quốc Gia 2016

Bát cơm và đũa thờ: Hai vật này sẽ được đặt bên phải, bên cạnh và nhích xuống phía sau bát hương một khoảng nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *