Ngay trong khu vườn nhà bạn cũng có thể trồng các cây thuốc quý hiếm có tác dụng chữa trị nhiều bệnh khiến bạn ngạc nhiên.

Đang xem: Danh Sách Cây Thuốc Nam Theo Quy Định Của Bộ Y Tế (11/2014)

*

Những cây thuốc quý hiếm 

I – Cây thuốc quý là cây như thế nào?

Cây thuốc quý là những dược liệu được sử dụng trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Những cây thuốc quý này có thể mọc hoang dại ở những khu vực núi rừng, đồng bằng hay được quy hoạch, trồng trọt chuyên canh.

II – Giới thiệu những cây thuốc quý Việt Nam

Dưới đây là tổng hợp các cây thuốc quý quanh ta, bạn có thể tham khảo và lựa chọn những loại cây phù hợp với gia đình mình nhất:

1. Lô hội – cây thuốc quý quanh nhà

Nhắc tới các cây thuốc quý quanh ta, không thể bỏ qua cây lô hội. Lô hội có tất cả gần 300 loài trên thế giới với những tên gọi khác nhau.

Ở nước ta, cây lô hội có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.

Cách trồng:

Lô hội thích hợp trồng tại nhà trong từng chậu riêng biệt. Loại cây này phát triển trong điều kiện khô, ẩm thoát nước tốt.

Khi trồng chú ý để mầm cây con nhô khỏi mặt đất để không bị úng thối cây khi tưới nước, giữ cho cây thẳng đứng rễ phủ đều rồi lấp đất chặt gốc, nếu đất quá khô cần tưới nước cho đủ ẩm rồi mới trồng.

Cây lô hội trưởng thành sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng. Các cây non sẽ dần xuất hiện quanh phần gốc và cặp lá đầu tiên cao khoảng 5 – 7cm có thể tách riêng ra để trồng vào các chậu con.

Chính vì vậy cây lô hội là 1 trong 5 cây thuốc quý dễ trồng trong vườn nhà nhất hiện nay.

Công dụng:

Lô hội là cây thảo sống nhiều năm. Những chiếc lá màu xanh lục dày, mẫm, mép dày, có răng cưa thô. Nhựa lô hội có tác dụng chữa bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Mặc dù có vị đắng nhưng lô hội ăn được nên ngoài việc sử dụng chữa các bệnh ngoài da thì nó còn được dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng, táo bón mãn tính, chán ăn, các vấn đề tiêu hóa… bằng cách uống nước ép lô hội.

*

Cây lô hội có tác dụng chữa bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng

2. Cây thục quỳ – cây thuốc quý hiếm ở Việt Nam

Thục quỳ là một trong những cây thuốc quý quanh ta mọc hoang sơ bên đồi, triền núi, nơi hàng rào, bên các con đường cong cong, lối đi hướng ra ngoại ô thành phố.

Ở Việt Nam, thục quỳ thường ra hoa vào mùa đông do đó cũng hay được trồng làm cảnh vào dịp Tết nguyên đán.

Cách trồng:

Thục quỳ là loại cây ưa sáng, ưa đất màu tơi xốp, chịu được rét, khô, dễ trồng và thích hợp trồng trong chậu. Khi trồng Thục quỳ trong chậu cần tiến hành xử lý để cây mọc thấp. Phải nên chú ý bọc rễ và ngắt ngọn để tránh kích thích cây đẻ nhánh.

Công dụng:

Cây thuốc quý Việt Nam – Thục quỳ có tác dụng chữa bệnh từ gốc đến ngọn. Để làm thuốc, thu hái hoa vào cuối vụ khi hoa đã nở to, phơi khô trong râm. Hạt thu hái vào mùa hè, phơi khô. Rễ thu hái vào mùa thu – đông, rửa sạch, phơi khô.

Theo y học cổ truyền, hoa giúp điều kinh, giải độc.Hạt có tác dụng lợi niệu, thông đại tiện, hạ nhiệt. Rễ cây được dùng để hỗ trợ điều trị viêm và kích thích thích nước tiểu, chống axit dạ dày dư thừa, chống loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày.

Ngoài ra, gốc thục quỳ còn có tác dụng trị đau cơ bắp, bong gân, viêm da, côn trùng cắn… Phần lá của cây thục quỳ có thể được thêm vào món salad, luộc, chiên để tăng khả năng chữa bệnh viêm bàng quang và đi tiểu thường xuyên.

3. Cúc vạn thọ – cây thuốc quý hơn vàng

Nếu bạn đang tìm cây thuốc quý để trồng tại nhà thì có thể chọn Cúc vạn thọ. Cúc Vạn Thọ là cây thân thảo mọc đứng, phân nhánh thành bụi.

Hoa cúc vạn thọ chỉ cao chừng 20cm nên rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán.

Cách trồng: 

Cúc Vạn Thọ hợp với thời tiết mùa thu đông ở miền Bắc – khoảng 15oC. Cúc Vạn Thọ phát triển ở hầu hết các điều kiện đất đai miễn đó là vùng đất ẩm ướt. Để trồng cúc vạn thọ, gia đình nên chọn loại đất mùn giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Cúc ưa ẩm nhưng dễ bị úng rễ nếu bị sũng nước trong dài ngày. Hiện nay, trên thị trường có thể chọn 2 giống chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng. Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên đán.

Công dụng: 

Cúc vạn thọ được biết đến với tác dụng khắc phục các vấn đề về da như bong gân, đau mắt, côn trùng đốt,… Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt hoặc hỗ trợ điều trị sốt và nhiễm trùng mãn tính.

*

Cúc vạn thọ khắc phục các vấn đề về da như bong gân, đau mắt, côn trùng đốt

4. Cây rau má – cây thuốc quý ở Việt Nam

Nhắc tới những cây thuốc quý của Việt Nam, chắc chắn không thể bỏ qua rau má. Cây rau má có thân nhẵn, mọc bò lan trên mặt đất, có rễ ở các mấu. Trong các gia đình, rau má thường được ưa trồng vì mọc nhanh, khỏe và thích hợp gieo trong thùng xốp.

Cách trồng: 

Rau má rất dễ trồng, mau thu hoạch. Trồng rau má chỉ cần lên luống như lgieo rau cải sau đó cấy giống một lần. Công việc còn lại là bón phân vô cơ, làm cỏ, và tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều cho cây rau đủ độ ẩm để phát triển

Công dụng: 

Cây rau má có tác dụng chữa lành vết thương, tăng kích thích của các chất béo và protein cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, cây rau má còn dùng để hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch, tăng khả năng tập trung,…

5. Khoai lang – cây thuốc quý dễ trồng

Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa…

Nhờ những công dụng hữu ích tuyệt vời, cùng cách trồng “Thạch Sanh” dễ dàng từ củ, khoai lang là một trong những loại rau củ được chị em yêu thích trồng trong vườn nhà.

Cách trồng:

Trồng khoai lang từ củ khá dễ dàng và có thể thu hoạch được cả lá, cả củ. Thả nửa củ khoai vào trong cốc nước sạch sao cho 1/2 củ chìm trong nước và phần còn lại nổi lên trên, tiếp xúc với ánh sáng.

Lúc này, mỗi nửa củ có thể mọc đến 50 mầm và tất cả số mầm đó đều có thể trồng thành cây khoai lang. Sau khi mầm non đã mọc tầm 12cm là có thể tách rời khỏi bề mặt củ khoai lang và bắt đầu phát triển thành cây con.

Sau khoảng 3 tháng trồng mầm xuống đất ở nơi nhiều nắng, khoai lang sẽ cho củ đủ lớn để thu hoạch, trong lúc đó gia đình vẫn có thể ngắt lá để ăn dần.

Công dụng:

Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.

Hơn nữa, nó còn có tác dụng chống mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy mãn tính, suyễn, ho khô, bệnh tiểu đường,…Lá của khoai lang dùng đề trị vết rắn cắn, vết đốt bọ cạp.

Xem thêm: Đặt Vé Xe Hà Nội Lào Cai Giá Rẻ 24H Lịch Trình Chạy Chở Khách

*

Khoai lang có tác dụng chống mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém

6. Giảo cổ lam – cây thuốc quý trong rừng

Giảo cổ lam là một trong các loại cây thuốc quý trong rừng, được sử nhiều ở Nhật Bản và Trung Quốc. Tại Việt Nam, giảo cổ lam có nhiều ở Phanxipang (Sapa) và vùng núi đá vôi tại Hòa Bình. Do đó nhiều người còn gọi giảo cổ lam là cây thuốc quý Hòa Bình.

Các công dụng của cây giảo cổ lam gồm:

– Điều trị huyết áp cao.

– Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

– Hỗ trợ điều trị ưng thư.

– Điều trị táo bón, sỏi mật, viêm loét, căng thẳng, mệt mỏi, jp.

– Kích thích và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

– Tăng sức đề kháng.

– Bảo vệ gan.

– Điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

– Cải thiện chức năng tim.

– Ngăn ngừa rụng tóc.

– Giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa đái tháo đường.

– Thúc đẩy tuần hoàn não, cải thiện chức năng não bộ.

– Giảm mỡ thừa, phòng ngừa tai biến mạch máu não. 

Bài thuốc hay từ cây thuốc quý giảo cổ làm như sau: Cho 20g giảo cổ lam vào hãm với nước sôi. Để khoảng 10 phút cho ngấm rồi uống như nước bình thường.

Với những công dụng vô cùng tuyệt vời, nếu đang tìm kiếm những cây thuốc quý trong rừng thì bạn đừng bỏ qua giảo cổ lam nhé.

7. Cây thuốc quý Việt Nam cây sâm cau

Sâm cau là một trong các loại cây thuốc quý hiếm ở Việt Nam tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Công dụng của sâm cau là làm ôn thận, trừ hàn thấp, cường tráng gân cốt. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tiểu tiện không cần được, lưng, tay chân lạnh.

Ngoài ra, cây thuốc quý nhất Việt Nam sâm cau còn được sử dụng để chữa trị các bệnh trĩ, đau bụng, đi phân lỏng, chữa ho, vàng da. Vì vậy tìm kiếm cây thuốc quý chữa bệnh trĩ, bạn không nên bỏ qua cây sâm cau nhé.

*

Cây sâm cau chữa bệnh trĩ, chữa ho, vàng da

8. Cây thuốc quý mật nhân

Mật nhân – những cây thuốc quý Việt Nam được trồng phổ biến ở miền Trung và các tỉnh Đông Nam Bộ. 

Theo các tài liệu Đông y, mật nhân có vị đắng, tính hàn và quy vào các kinh Can, Thận. Tác dụng chủ trị các chứng như: Đi tiểu ra máu, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, kiết lỵ, trị giun; chữa vết chàm ở trẻ em, mẩn ngứa; lợi tiểu, mát gan, giải độc, lương huyết.

Còn theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong cây mật nhân có nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe, điển hình là các chất đắng trong vỏ thân, rễ, quassinoid, alcaloid, hợp chất campesterol, triterpen,….

Các hợp chất này có tác dụng chữa trị sốt rét, sốt, nhức đầu; cải thiện chức năng sinh lý; giảm cơn đau do bệnh gout; trị khó tiêu đầy bụng; kích thích hệ tiêu hóa; trị mẩn ngứa, ghẻ, chốc lở; làm mờ vết chàm…

Nếu bạn đang tìm kiếm cây thuốc quý ở Khánh Hòa, cây thuốc quý ngâm rượu thì mật nhân sẽ là lựa chọn rất tuyệt vời đấy!

9. Cây thuốc quý nần vàng

Nần vàng cũng là một trong những cây thuốc quý ở Việt Nam. Nần vàng còn có tên gọi khác là nần nghệ, thuộc họ củ Nâu (Dioscoreaceae), thuộc chi Dioscorea, có tên khoa học là Dioscorea collettii Hook.f. Cây nần vàng chỉ mọc ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. 

Các loại thuốc điều chế từ cây nần vàng có tác dụng làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol do rối loạn chuyển hóa lipid, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, hạ huyết áp, chống viêm khớp.

Trong đó, hàm lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

*

Cây nần vàng có tác dụng làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol

10. Yên bạch cây thuốc quý

Yên bạch hay còn gọi là cỏ lào hoặc bớp bớp, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Tại Việt Nam, cây yên bạch thường mọc dại ở các vùng núi Tây Bắc nên không phải ai cũng biết yến bạch nằm trong danh mục cây thuốc quý Việt Nam.

Cây thuốc quý yên bạch có tác dụng cầm máu, chữa liền sẹo; điều trị các chứng tiêu chảy, kiết lỵ, ghẻ lở; chữa bệnh đau nhức xương khớp ở người già; trị táo bón; chữa các bệnh về răng miệng…

Ngoài ra còn rất nhiều những cây thuốc quý hiếm ở Việt Nam nói riêng và những cây thuốc quý hiếm nhất thế giới nói chung như: sâm Ngọc Linh, trinh nữ hoàng cung, hà thủ ô đỏ, cà gai leo, ngưu tất, đan sâm, ba kích, tam thất, ngọc cẩu, cây bình vôi, lan kim tuyến, ích mẫu, xuyên khung, ráy gai, hoàng liên chân gà, trinh nữ hoàng cung, lạc tiên…

III – Những lưu ý khi dùng những cây thuốc quý hiếm

Khi sử dụng các cây thuốc quý ở Việt Nam, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không tự ý sử dụng các cây thuốc quý Việt Nam khi không nắm rõ tác dụng, liều lượng và cách dùng. 

– Tốt nhất trước khi sử dụng bất kỳ các loại cây thuốc quý hiếm hoặc bài thuốc chữa bệnh nào, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ Đông y.

– Hiệu quả của cây thuốc quý phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

– Một số loại cây thuốc quý hiếm có thể có độc.

– Không lạm dụng khai thác quá mức khiến các cây thuốc quý có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Xem thêm: Ebook Anh Không Thích Thế Giới Này Anh Chỉ Thích Em Tiki, Anh Không Thích Thế Giới Này, Anh Chỉ Thích Em

*

Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ cây thuốc hoặc bì thuốc nào 

Trên đây là tất cả những thông tin về cây thuốc quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *