Liệu Nhật Bản có thể tiếp tục chuyến phiêu lưu để làm nên niềm tự hào châu Á ở giải đấu lần này? (Ảnh: Getty Images)
NDĐT – Các cặp đấu ở vòng 16 đội World Cup 2018 tiếp tục cho thấy sự thống trị của bóng đá châu Âu và Nam Mỹ với số lượng áp đảo so với chỉ duy nhất một đại diện của châu Á là Nhật Bản, nhưng không nên vì thế mà vội vàng khẳng định World Cup lần này là một bước lùi của bóng đá châu Á.
Đang xem: đội tuyển nhật bản world cup 2018
So với mười đội bóng châu Âu cùng với năm đội đến từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, rõ ràng chỉ một Nhật Bản không thể làm đối trọng với các nền bóng đá phát triển khác ở vòng loại trực tiếp của giải đấu tại Nga. Kèm với việc cả năm đại diện châu Phi đã bị loại sau vòng bảng, câu chuyện thành – bại của bóng đá châu Á và kể cả lục địa đen tại sân chơi lớn World Cup không hẳn như những gì đang diễn ra trước mắt.
Mặc dù Australia (là thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á), A-rập Xê út, Iran và Hàn Quốc đều phải sớm xách va-li về nước, họ đều cho thấy dấu hiệu tích cực về cả tinh thần thi đấu và thực lực của mình. Đội bóng xứ sở chuột túi vẫn nắm giữ cơ hội để đi tiếp ngay trong lượt trận cuối cùng vòng bảng, trong khi Iran cho thấy họ là đội bóng rất khó bị khuất phục và chỉ cách tấm vé vào vòng 16 đội có một bàn thắng, trong khi Hàn Quốc cũng làm nên một trận cầu có thể nói là gây sốc nhất giải đấu khi biến “Cỗ xe tăng” Đức thành cựu vương bằng thắng lợi 2-0 đầy bất ngờ nhưng hoàn toàn xứng đáng.
Ngay cả A-rập Xê-út cũng có một chiến thắng để chia tay giải đấu, sau khi đứng dậy từ trận thua 0-5 có phần non nớt trước chủ nhà Nga ở ngày ra quân. Đội bóng Tây Á đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn rất nhiều ở trận đấu tiếp theo với Uruguay và sau đó kết thúc chiến dịch World Cup 2018 với chiến thắng 2-1 trước Ai Cập.
Còn Nhật Bản thì làm được nhiều hơn thế. Chiến thắng sít sao trước một Colombia chỉ có mười cầu thủ thi đấu trên sân, một trận hòa kịch tính với Senegal và trận thua 0-1 trước Ba Lan ở lượt trận cuối vòng bảng đã giúp “các Samurai xanh” lần thứ 3 lọt vào vòng 16 đội tại các kỳ World Cup, dù thầy trò huấn luyện viên Akira Nishino phải cần tới chỉ số phụ (điểm fair-play) để vượt mặt Senegal chiếm vị trí thứ 2 bảng H.
Xem thêm: Giúp Anh Trả Lời Những Câu Hỏi Ngọc Ck, Giúp Anh Trả Lời Những Câu Hỏi
Đội hình xuất phát của Nhật Bản ở trận đấu cuối cùng vòng bảng vừa qua chỉ có tên hai cầu thủ Tomoaki Makino và Hotaru Yamaguchi là đang chơi bóng ở trong nước, còn lại hầu hết đang đầu quân cho nhiều câu lạc bộ ở các giải đấu lớn châu Âu. Bên cạnh đó, với sự góp mặt của các cầu thủ giàu kinh nghiệm như Eiji Kawashima, Makoto Hasebe, Yuto Nagatomo, Shinji Okazaki cùng với Keizuke Honda, Nhật Bản hạ quyết tâm giành chiến thắng đầu tiên ở vòng 16 đội của một kỳ World Cup, sau lần gần nhất nhận thất bại trong tay Paraguay tại vòng knockout ở Nam Phi năm 2010.
Thầy trò HLV Akira Nishino đang quyết tâm viết nên lịch sử cho bóng đá Nhật Bản ở World Cup 2018. (Ảnh: Reuters)
Trước trận đại chiến với tuyển Bỉ cho tấm vé tứ kết vào ngày mai, HLV Akira Nishino không giấu diếm quyết tâm làm nên lịch sử cho bóng đá nước nhà: “Nhật Bản đã có những màn trình diễn tuyệt vời để lọt tới vòng 16 đội tại World Cup 2002 và 2010, nhưng ở lần thứ 3 này, sẽ là những gương mặt khác.”
Vị chiến lược gia 63 tuổi cũng khẳng định, đội bóng của ông có sức mạnh tinh thần và quyết tâm cao để giành chiến thắng: “Có thể Bỉ đang rất tự tin sau ba trận toàn thắng nhưng chúng tôi cũng quyết tâm không thua kém gì họ. Nhật Bản đã chơi hết sức mình ở giải đấu lần này và các cầu thủ của tôi sẽ tiếp tục thi đấu với tinh thần đó ở trận đấu sắp tới”.
Đội bóng xứ sở hoa anh đào từng lọt vào đến vòng loại trực tiếp đầu tiên ở hai kỳ World Cup trước đó, nhưng để thua Thổ Nhĩ Kỳ ở giải đấu họ là đồng chủ nhà với Hàn Quốc năm 2002, tiếp đó là thất bại sau loạt đá luân lưu với Paraguay ở Nam Phi năm 2010. Tại World Cup năm nay, có thể nói, Nishino đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi dẫn dắt Nhật Bản lần thứ 3 lọt vào vòng 16 đội ở một kỳ World Cup, dù chỉ mới lên thay người tiền nhiệm Vahid Halilhodzic chưa đầy ba tháng, sau khi vị cựu HLV này bị sa thải vào cuối tháng 4 vừa qua. Một chiến thắng trước người Bỉ sẽ ghi tên tuổi của Nishino vào lịch sử bóng đá Nhật Bản.
Xem thêm: Truyền Hình Ngoài Hành Tinh, Kinh Ngạc Bức Vẽ Bí Ẩn Người Ngoài Hành Tinh 10
Sẽ chẳng có lý do gì để khẳng định một cầu thủ đến từ châu Âu, châu Phi hay Nam Mỹ luôn vượt trội hơn so với một cầu thủ đến từ châu Á. Nếu nhìn xa hơn, việc đầu tư có trọng điểm là điều cần thiết để bóng đá châu Á tiếp tục phát triển, bằng cách tập trung vào bóng đá trẻ, đi kèm với đẩy mạnh dinh dưỡng thể thao. Có thể sẽ cần thêm thời gian để bóng đá châu Á một lần nữa đạt tới thành công như những gì Nhật Bản và Hàn Quốc đã từng làm ở kỳ World Cup 2002, nhưng chí ít, khi World Cup 2022 khởi tranh tại Qatar và sau đó là World Cup 2026, với số lượng các đội bóng châu Á được góp mặt tăng lên con số 8, bóng đá của châu lục đông dân nhất thế giới này sẽ có thêm cơ hội để tiếp tục thể hiện mình trên sân khấu lớn World Cup.