Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Đang xem: Nghị định 07/2016/nđ-cp

 

1. Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

– Nghị định 07 quy định thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Theo Nghị định số 07 năm 2016, thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

3. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh

– Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Nghị định số 07/2016/NĐ quy định tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh.

– Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện, Chi nhánh phát hành.

4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện

Theo quy định tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP, văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

5. Nội dung hoạt động của Chi nhánh

– Chi nhánh hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

– Nghị định số 07/2016 quy định trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

 

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 07/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH CỦA THƯƠNGNHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ CôngThương,

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhchi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nướcngoài tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thihành Luật Thương mại về việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Vănphòng đại diện, Chi nhánh của thương nhânnước ngoài tại Việt Nam.

2. Trường hợp việc thành lập Vănphòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động trong các ngànhđược quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thì thực hiện theoquy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đó.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối vớithương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện,Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh củatổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam không thuộc đốitượng áp dụng của Nghị định này.

Điều 3. Quyềnthành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài được thànhlập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của ViệtNam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Một thương nhân nước ngoài khôngđược thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trongphạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 4. Nghĩa vụcủa thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Thương nhân nước ngoài phải chịutrách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện,Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

Điều 5. Thẩm quyềncấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diệnngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiệnviệc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đạidiện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lậpVăn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyênngành.

2. Ban quản lý khu công nghiệp, khuchế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thựchiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động củaVăn phòng đại diện đặt trụ sở trong khucông nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp việcthành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luậtchuyên ngành.

Điều 6. Thẩm quyềncấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Bộ Công Thương thực hiện việc cấp, cấplại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạtđộng của Chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy địnhtại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ VIỆCCẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH, GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, GIẤYPHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Điều 7. Điều kiệncấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấyphép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Thương nhân nước ngoài được thànhlập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổtham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốcgia, vùng lãnh thổ này công nhận;

2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt độngít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăngký;

3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tươngđương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đóphải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên;

5. Trường hợp nội dung hoạt động củaVăn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nướcngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Namlà thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung làBộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Điều 8. Điều kiệncấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấyphép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Thương nhân nước ngoài được thànhlập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổtham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốcgia, vùng lãnh thổ này công nhận;

2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt độngít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinhdoanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy địnhthời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộphồ sơ;

4. Nội dung hoạt động của Chi nhánhphải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốctế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thươngnhân nước ngoài;

5. Trường hợp nội dung hoạt động củaChi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoàikhông thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộquản lý chuyên ngành.

Điều 9. Thời hạnGiấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh

1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh củathương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lạicủa Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờcó giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đócó quy định về thời hạn.

2. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

3. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh được gia hạn thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hồ sơ cấpGiấy phép thành lập Văn phòng đại diện

1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền củathương nhân nước ngoài ký;

b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặcgiấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

c) Vănbản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;

d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểmtoán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chínhtrong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổchức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứngminh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gầnnhất;

đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứngminh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộchiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

e) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặttrụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏathuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khaithác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiếnđặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy địnhpháp luật có liên quan.

2. Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểmc, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Vănphòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt vàchứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm bKhoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của ViệtNam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóalãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện

1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đếnCơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Vănphòng đại diện.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếuhồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa mộtlần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơquan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diệncho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõlý do.

4. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều7 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy địnhtại văn bản quy phạm pháp luật chuyênngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngànhtrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấyphép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ýcấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặckhông cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài.Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 12. Hồ sơ cấpGiấy phép thành lập Chi nhánh

1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lậpChi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhânnước ngoài ký;

b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặcgiấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

c) Vănbản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểmtoán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chínhtrong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổchức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứngminh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gầnnhất;

đ) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chinhánh;

e) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứngminh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộchiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

g) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặttrụ sở Chi nhánh bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏathuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khaithác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chinhánh;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiếnđặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định phápluật có liên quan.

2. Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểmc, Điểm d, Điểm đ và Điểm e (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứngđầu Chi nhánh là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếngViệt và chứng thực theo quy định của phápluật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quanđại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặchợp pháp hóa lãnh sự theo quy định củapháp luật Việt Nam.

Điều 13. Trình tự,thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đếnCơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếuhồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sunghồ sơ được thực hiện tối đa một lần trongsuốt quá trình giải quyết hồ sơ.

3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh chothương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lýdo.

4. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều8 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tạivăn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bảnlấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượcvăn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quảnlý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thànhlập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấpGiấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nướcngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 14. Các trườnghợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh

Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấyphép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thươngnhân nước ngoài trong những trường hợp sau:

1. Không đáp ứng một trong những điềukiện quy định tại Điều 7 đối với trường hợpđề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòngđại diện hoặc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 đối vớitrường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

2. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấpGiấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thờigian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Namtheo quy định tại Điều 44 Nghị định này.

3. Việc thành lập Văn phòng đại diện,Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

4. Các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 15. Các trườnghợp điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh

Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tụcđiều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh trong những trường hợp sau:

1. Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặttrụ sở của thương nhân nước ngoài.

2. Thay đổi nội dung hoạt động củathương nhân nước ngoài có liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động của Chinhánh tại Việt Nam.

3. Thay đổi người đứng đầu của Vănphòng đại diện, Chi nhánh.

4. Thay đổi tên gọi của Văn phòng đạidiện, Chi nhánh.

5. Thay đổi nội dung hoạt động củaVăn phòng đại diện, Chi nhánh.

6. Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở củaVăn phòng đại diện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trongkhu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý củamột Ban quản lý.

7. Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Chi nhánh.

Điều 16. Hồ sơđiều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh

1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phépthành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của BộCông Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

b) Các tài liệu chứng minh về nộidung thay đổi, cụ thể:

– Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quyđịnh tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan cóthẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.

– Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quyđịnh tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan cóthẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nướcngoài.

– Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quyđịnh tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này: Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổnhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; bản sao hộ chiếu hoặcgiấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặcbản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu mới của Văn phòngđại diện/Chi nhánh; giấy tờ chứng minh người đứng đầu cũ của Văn phòng đại diện,Chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm thay đổi.

– Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quyđịnh tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 15 Nghị định này: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặcthỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyềnkhai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh; bảnsao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh theoquy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

c) Bản chính Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện, Chi nhánh.

2. Các tài liệu chứng minh nội dungthay đổi tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 (đối với trường hợp văn bản của thươngnhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện, Chinhánh bằng tiếng nước ngoài và bản sao hộ chiếu của người đứng đầu mới của Vănphòng đại diện/Chi nhánh là người nước ngoài) Điều 15 Nghị định này phải dịchra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các tài liệuchứng minh nội dung thay đổi tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Nghị định này phải đượccơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhậnhoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định củapháp luật Việt Nam.

Điều 17. Trình tự,thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lậpChi nhánh

1. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kểtừ ngày có sự thay đổi quy định tại Điều 15 Nghị định này, thương nhân nướcngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấyphép thành lập Chi nhánh.

2. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đếnCơ quan cấp Giấy phép.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếuhồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sunghồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

4. Trừ trường hợp quy định tại Khoản5 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơquan cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh. Trường hợp không điều chỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do.

5. Trường hợp việc điều chỉnh nộidung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh dẫn đến Văn phòng đại diện thuộctrường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 và Chi nhánh thuộc trường hợp quy định tạiKhoản 5 Điều 8 Nghị định này và trường hợp việc điều chỉnh nội dung hoạt động củaVăn phòng đại diện, Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luậtchuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lýchuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ýđiều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòngđại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép điềuchỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phépthành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nướcngoài. Trường hợp không điều chỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 18. Các trườnghợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh

Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấplại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trongnhững trường hợp sau:

1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Vănphòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lýđến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạmvi quản lý của một Ban quản lý khác.

2. Giấy phép thành lập Văn phòng đạidiện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bịtiêu hủy dưới mọi hình thức.

Điều 19. Hồ sơ cấplại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh

1. Trườnghợp cấp lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộbao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phépthành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩmquyền của thương nhân nước ngoài ký;

b) Thông báo về việc chấm dứt hoạt độngVăn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấyphép nơi chuyển đi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 Nghị định này;

c) Bản sao Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện đã được cấp;

d) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặttrụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều10 Nghị định này.

2. Trường hợp cấp lại theo quy định tạiKhoản 2 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấyphép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của BộCông Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.

Điều 20. Trình tự,thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh

1. Thương nhân nước ngoài thực hiệnthủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đối với trường hợp quy địnhtại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tạinơi chuyển đi. Quá thời hạn nêu trên, thương nhân nước ngoài phải thực hiện thủtục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 10 và Điều11 Nghị định này.

2. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đếnCơ quan cấp Giấy phép.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếuhồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa mộtlần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không cấp lại phảicó văn bản nêu rõ lý do.

Điều 21. Các trườnghợp gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh

Thương nhân nước ngoài được gia hạnGiấy phép thành lập Văn phòng đại diện,Giấy phép thành lập Chi nhánh khi hết thời hạn quy định trong Giấy phép, trừtrường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghịđịnh này.

Điều 22. Hồ sơgia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh

1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phépthành lập Văn phòng đại diện, Giấy phépthành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền củathương nhân nước ngoài ký;

b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặcgiấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

c) Bản sao báo cáo tài chính có kiểmtoán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chínhtrong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổchức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thươngnhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

d) Bản sao Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh đã được cấp.

Xem thêm: Review ” Chuyện Ngày Xưa Ở… Hollywood Diễn Viên, Chuyện Ngày Xưa Ở Hollywood(Phim Chiếu Rạp)

2. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật ViệtNam. Tài liệu quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứngthực theo quy định pháp luật Việt Nam.

Điều 23. Trình tự,thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh

1. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh phải được nộp trong thời hạnít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.

2. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếuhồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa mộtlần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện, Giấy phép thành lậpChi nhánh. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.

5. Trường hợp việc gia hạn Giấy phépthành lập Văn phòng đại diện, Giấy phépthành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyênngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngànhtrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vănbản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lýchuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồngý hoặc không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phépgia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phépthành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không gia hạn phảicó văn bản nêu rõ lý do.

Điều 24. Gửi vàlưu trữ Giấy phép

1. Cơ quan cấp Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép đến: Bộ Công Thương, Bộquản lý chuyên ngành (nếu có liên quan), cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơquan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đạidiện đặt trụ sở.

2. Cơ quan cấp Giấy phép thành lậpChi nhánh có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép đến: Bộ quản lý chuyên ngành (nếucó liên quan), cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, SởCông Thương nơi Chi nhánh đặt trụ sở hoặc Ban quản lý (trong trường hợp Chinhánh đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệcao).

Điều 25. Công bốthông tin về Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp,cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện,Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bốtrên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau:

1. Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòngđại diện, Chi nhánh;

2. Tên, địa chỉ trụ sở của thươngnhân nước ngoài;

3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh;

4. Số, ngày cấp, thời hạn của Giấyphép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấpGiấy phép;

5. Nội dung hoạt động của Văn phòng đạidiện, Chi nhánh;

6. Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạnvà thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh.

Điều 26. Lệ phícấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chinhánh

Bộ Tài chínhquy định về lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Chương III

HOẠT ĐỘNG, QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

Điều 27. Bộ máyquản lý của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện, Chi nhánh do thương nhân nướcngoài quyết định.

2. Việc sử dụng người lao động nướcngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải thực hiện theo quy địnhpháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốctế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 28. Trụ sởcủa Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đạidiện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của phápluật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điềukiện khác theo quy định của pháp luật.

2. Văn phòng đại diện, Chi nhánhkhông được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.

Điều 29. Tên Vănphòng đại diện, Chi nhánh

1. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánhphải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F,J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

2. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánhphải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối vớiVăn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh.

3. Tên Vănphòng đại diện, Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện,Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện, Chinhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên cácgiấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Vănphòng đại diện, Chi nhánh phát hành.

Điều 30. Nộidung hoạt động của Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện thực hiện chứcnăng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinhdoanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việcthành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạmpháp luật chuyên ngành.

Điều 31. Nộidung hoạt động của Chi nhánh

1. Chi nhánh hoạt động cung ứng dịchvụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chinhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyênngành.

2. Trường hợp Chi nhánh hoạt độngtrong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉđược hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Điều 32. Chế độbáo cáo hoạt động

1. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm,Văn phòng đại diện, Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ CôngThương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quancấp Giấy phép.

2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh cónghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đếnhoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 33. Người đứngđầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Người đứng đầu Văn phòng đại diện,Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mìnhvà của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

2. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu tráchnhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoàiphạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải ủy quyền bằngvăn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòngđại diện, Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyềnnày phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đạidiện, Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụđã ủy quyền.

4. Trườnghợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà người đứngđầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyềnkhác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyềncho đến khi người đứng đầu Văn phòng đạidiện, Chi nhánh trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho đếnkhi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

5. Trường hợp người đứng đầu Vănphòng đại diện, Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủyquyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Vănphòng đại diện, Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạnchế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm ngườikhác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

6. Người đứng đầu Văn phòng đại diệncủa một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

a) Người đứng đầu Chi nhánh của cùngmột thương nhân nước ngoài;

b) Người đứng đầu Chi nhánh củathương nhân nước ngoài khác;

c) Người đại diện theo pháp luật củathương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

d) Người đại diện theo pháp luật củatổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

7. Trong trường hợp người đứng đầuVăn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửađổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiệnviệc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợpđồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đãgiao kết.

8. Người đứng đầu Chi nhánh củathương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

a) Người đứng đầu Văn phòng đại diệncủa một thương nhân nước ngoài khác;

b) Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nướcngoài;

c) Người đại diện theo pháp luật củatổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Điều 34. Quyền,nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Văn phòng đại diện, Chi nhánh đượcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động tại Việt Nam theoquy định pháp luật Việt Nam.

2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh thựchiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và phù hợp với nộidung Giấy phép.

Chương IV

CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNGVĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

Điều 35. Các trườnghợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

1. Theo đề nghị của thương nhân nướcngoài.

2. Khi thương nhân nước ngoài chấm dứthoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lậphoặc đăng ký kinh doanh.

3. Hết thời hạn hoạt động theo Giấyphép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhânnước ngoài không đề nghị gia hạn.

4. Hết thời gian hoạt động theo Giấyphép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không đượcCơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.

5. Bị thu hồi Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị địnhnày.

6. Thương nhân nước ngoài, Văn phòngđại diện, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều7 và Điều 8 Nghị định này.

Điều 36. Hồ sơchấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Hồ sơ 01 bộ, bao gồm:

a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt độngVăn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩmquyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợpquy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này;

b) Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy địnhtại Khoản 4 Điều 35 Nghị định này) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phépthành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấyphép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này);

c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưathanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

d) Danh sách người lao động và quyềnlợi tương ứng hiện hành của người lao động;

đ) Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chinhánh.

2. Thương nhân nước ngoài và người đứngđầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệmvề tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện,Chi nhánh.

3. Đối với trường hợp Văn phòng đạidiện chấm dứt hoạt động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khuvực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý để chuyển địa điểm đặt trụsở của Văn phòng đại diện đến một tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lýcủa một Ban quản lý khác, hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện chỉ bao gồmcác tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều này.

Điều 37. Trình tự,thủ tục giải quyết việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơchấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưuđiện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếuhồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa mộtlần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trêntrang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đạidiện, Chi nhánh.

Điều 38. Cácnghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chinhánh

1. Ngoài việc thực hiện thủ tục chấmdứt hoạt động theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định này, thương nhânnước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải niêm yết công khai về việc chấmdứt hoạt động tại trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và thực hiện cácnghĩa vụ khác theo quy định pháp luật khi Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứthoạt động.

2. Thương nhân nước ngoài có Vănphòng đại diện, Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện cáchợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợppháp cho người lao động đã làm việc tại Vănphòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

Điều 39. Tráchnhiệm của Bộ Công Thương

1. Quy định về mẫuđơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đạidiện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; mẫu Giấy phép; mẫu báo cáo của Văn phòng đạidiện, Chi nhánh; mẫu báo cáo của Sở Công Thương, Ban quản lý.

2. Công bố nội dung cam kết của ViệtNam về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong các điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Thanh tra, kiểm tra công tác quảnlý nhà nước đối với hoạt động của Vănphòng đại diện, Chi nhánh trên phạm vi cả nước.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánhtrong trường hợp cần thiết hoặc theo đềnghị của các Bộ, ngành, địa phương.

5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành,địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

6. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luậtcủa Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo thẩm quyền.

Điều 40. Tráchnhiệm của các Bộ, ngành liên quan

1. Phối hợp với Bộ Công Thương, SởCông Thương, Ban quản lý trong việc cấp, điều chỉnh và gia hạn Giấy phép thànhlập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Khoản 4 Điều 11, Khoản 4 Điều13, Khoản 5 Điều 17 và Khoản 5 Điều 23 Nghị định này.

2. Phốihợp với Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Ban quản lý trong việc thực hiệnquản lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy địnhtại Khoản 4 Điều 39 và Khoản 3 Điều 41 Nghị định này.

3. Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựngcơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Khoản 5 Điều39 Nghị định này.

Điều 41. Tráchnhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quảnlý đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.

2. Chỉ đạo Sở Công Thương, Ban quảnlý thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong trường hợp cần thiếthoặc tổ chức đoàn thanh tra, kiểm traliên ngành theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quantrong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chinhánh tại địa phương.

Điều 42. Tráchnhiệm của Sở Công Thương, Ban quản lý

1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quảnlý đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.

2. Định kỳ hàng năm, trước ngày 30tháng 01, Sở Công Thương, Ban quản lý báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cấp,cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện vàchấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện tại địa phương.

Điều 43. Xử lývi phạm

Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đạidiện, Chi nhánh có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý viphạm hành chính.

Điều 44. Các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh

Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trườnghợp sau đây:

1. Không hoạt động trong 01 năm vàkhông phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.

2. Không báo cáo về hoạt động của Vănphòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp.

3. Không gửi báo cáo theo quy định tạiKhoản 2 Điều 32 Nghị định này tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặccó yêu cầu bằng văn bản.

4. Trường hợp khác theo quy định phápluật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 45. Quy địnhchuyển tiếp

Văn phòng đại diện đã được cấp phépthành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động cho đếnhết thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã cấp.

Điều 46. Hiệu lựcthi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 10 tháng 3 năm 2016.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 củaChính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại vềVăn phòng đại diện, Chi nhánh của thươngnhân nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nghị định này bãi bỏ Điều2 Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Vào Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2020: Cao Nhất 29, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Điều 47. Tổ chứcthực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, QHQT (3b).KN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *