MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 02/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ XÉT CÔNG NHẬN TỐTNGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trunghọc phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, có hiệulực kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2017, được sửa đổi, bổ sungbởi:

1. Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổthông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèmtheo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.

Đang xem: Quy chế thi thpt quốc gia 2019 chính thức

2. Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày18 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửađổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổthông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèmtheo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm2019.

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng6 năm 2005; Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định 123/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CPngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Nghị định số31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng CụcKhảo thí và Kiểm định chất lượnggiáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung họcphổ thông.1

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế thi trunghọc phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Điều 2.2 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm2017.

Thông tư này thay thế Thông tư số02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc giavà Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung họcphổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dụcvà Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổngtham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Cụctrưởng Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng; Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Côngan; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trườngcao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên; Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộcnội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tưnày./.

Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo); – Bộ trưởng (để báo cáo); – Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT; – Lưu: VT, PC, QLCL.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ

QUY CHẾ

THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔTHÔNG(Ban hành kèm theo Thông tư ban hành Quy chế thi trung học phổthông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về thi trunghọc phổ thông (THPT) quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT (sau đây gọi làQuy chế thi), bao gồm: chuẩn bị cho kỳ thi; đối tượng và điều kiện dự thi; tổchức đăng ký dự thi; trách nhiệm của thí sinh; công tác đề thi; coi thi; chấmthi; phúc khảo; chấm thẩm định; xét công nhận tốt nghiệp THPT; chế độ báo cáovà lưu trữ; thanh tra, khen thưởng, xử lý các sự cốbất thường và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với trườngTHPT, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) và các cơ sở giáo dục khác thực hiệnchương trình giáo dục THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là trườngphổ thông); các sở giáo dục và đào tạo, sở giáo dục – khoa học và công nghệ (gọichung là sở giáo dục và đào tạo và được viết tắt là sở GDĐT)3; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng có nhómngành đào tạo giáo viên (gọi chung là trường ĐH, CĐ); các tổ chức và cá nhântham gia kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Điều 2. Mụcđích, yêu cầu

1.4 ThiTHPT quốc gia nhằm mục đích: dùng kết quả thi để xét côngnhận tốt nghiệp THPT; cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổthông; cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáodục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

2. Thi THPT quốc gia đảm bảo các yêucầu: nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Điều 3. Bài thi

Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thiđộc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên(tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội(tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chươngtrình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịchsử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH).

1. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thísinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải dựthi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi dothí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh họcchương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số2 bài thi tổ hợp. Để tăngcơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệchính quy hiện hành, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bàithi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét côngnhận tốt nghiệp THPT.

2. Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinhđã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bàithi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp,phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy địnhcủa trường ĐH, CĐ.

Điều 4. Ngày thi,nội dung thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi

1. Kỳ thi THPT quốc gia (gọi tắt là kỳthi) được tổ chức hằng năm. Ngày thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làmbài thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của BộGDĐT.

2.5 Nộidung thi: Nội dung thi nằm trong Chương trình cấp trung học phổ thông, chủ yếulà chương trình lớp 12.

Chương II

CHUẨN BỊ CHO KỲTHI

Điều 5. Cụm thi

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi do sở GDĐT chủtrì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GDĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến cáccụm thi để phối hợp tổ chức thi.

Điều 6. Ban Chỉ đạothi THPT quốc gia

1. Bộ trưởng BộGDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia (gọi tắt làBan Chỉ đạo thi quốc gia) gồm:

a) Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ GDĐT;

b) Phó Trưởngban: Thứ trưởng Bộ GDĐT; lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng6 (QLCL)7, Vụ Giáo dục Đại học, VụGiáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên; trong đó, Phó Trưởng ban thườngtrực là Thứ trưởng Bộ GDĐT;

c)8 Ủyviên: Lãnh đạo các vụ, cục có liên quan thuộc Bộ GDĐT; một sốlãnh đạo đại học, học viện, trường đại học; một số lãnh đạo trường cao đẳng cónhóm ngành đào tạo giáo viên; lãnh đạo Cục An ninh Chính trị nội bộ và lãnh đạomột số đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ Công an;

d)9 Thưký: Cán bộ, công chức các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT và Bộ Công an.

2. Ban Chỉ đạo thi quốc gia có nhiệmvụ và quyền hạn:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo kỳthi THPT quốc gia:

– Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiệnnhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, các Hội đồngthi, các Ban thuộc Hội đồng thi và các Điểm thi; xử lý cácvấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi;

– Báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấpcó thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi.

b) Nếu phát hiện những sai phạmnghiêm trọng trong kỳ thi, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định một trong cáchình thức dưới đây:

– Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặctổ chức thi lại trong Hội đồng thi hoặc trong cả nước;

– Đình chỉ hoạt động, xử lý kỷ luật đốivới lãnh đạo Hội đồng thi và thành viên của Hội đồng thi mắc sai phạm.

c) Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lậpHội đồng chấm thẩm định, các đoàn thanh tra.

3. Thành viên Ban Chỉ đạo thi quốcgia không đến thanh tra, kiểm tra tại Hội đồng thi có cha, mẹ, vợ, chồng, con,anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung làngười thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi.

Điều 7. Ban Chỉ đạothi cấp tỉnh

1. Chủ tịch UBND tỉnh thành lập BanChỉ đạo thi cấp tỉnh, gồm:

a) Trưởng ban: Lãnh đạo UBND tỉnh;

b) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Sở GDĐT;lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp; lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Giám đốcsở GDĐT;

c) Ủy viên: Lãnhđạo các phòng, ban liên quan của sở GDĐT, của các sở, ban,ngành và cơ quan có liên quan của tỉnh; lãnh đạo phòng, ban của trường ĐH, CĐphối hợp;

d) Thư ký: Cán bộ, công chức, viên chứccủa sở GDĐT.

2. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Chỉ đạo, kiểm tra các ban, ngành,đoàn thể có liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảmbảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét giải quyếtcác kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;

b) Báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc giavà Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện quy chế thi ởđịa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức thi;

c) Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ GDĐT, các cấp có thẩm quyền khen thưởng những người cóthành tích; kỷ luật những người vi phạm quy chế thi;

d) Thực hiện những quyết định có liênquan của Ban Chỉ đạo thi quốc gia;

đ) Những người có người thân dự thi tạitỉnh trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Điều 8. Hội đồngthi

1. Giám đốc sở GDĐT ra quyết địnhthành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi (bao gồm lãnh đạo các Ban) đểthực hiện các công việc của kỳ thi. Các Ban của Hội đồng thi bao gồm: Ban Thưký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làmphách; Ban Chấm thi tự luận10; Ban Phúc khảo bàithi tự luận11; thành viên khác của các Ban do Chủtịch Hội đồng thi quyết định.

a) Thành phần Hội đồng thi

– Chủ tịch: Giámđốc sở GDĐT hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền;

– Phó Chủ tịch: Lãnh đạo sở GDĐT, lãnhđạo trường ĐH, CĐ phối hợp. Trường hợp đặc biệt, Phó Chủ tịch có thể là Trưởngcác phòng, ban của sở GDĐT;

– Các ủy viên:Lãnh đạo các phòng, ban thuộc sở GDĐT; lãnh đạo phòng, ban và tương đương củatrường ĐH, CĐ phối hợp; trong đó, ủy viên thường trực là lãnh đạo Phòng Khảo thí của sở GDĐT.

Những người có người thân dự thi tạiHội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủyviên Hội đồng thi và không được tham gia các Ban của Hội đồng thi.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồngthi

– Tiếp nhận đề thi gốc từ Ban Chỉ đạo thi quốc gia; tổ chức in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm phúc khảotheo quy định của quy chế thi; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liênquan; tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao; thực hiện khen thưởng, kỷ luậttheo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáovà chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định;

– Chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tạicác Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi;

– Báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo thiquốc gia về tình hình tổ chức thi để xử lý các tình huống vượt thẩm quyền;

– Hội đồng thi sử dụng con dấu của Sở GDĐT.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịchHội đồng thi

– Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chứcthực hiện quy chế thi;

– Quyết định và chịu trách nhiệm toànbộ về công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi được giao phụ trách;

– Chỉ đạo các Ban thực hiện nhiệm vụvà quyền hạn được quy định tại Quy chế thi;

– Báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạothi quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; kiến nghị với Ban Chỉ đạothi cấp tỉnh các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi;

– Tổ chức việc tiếp nhận và xử lýthông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi theo quy định tại Điều 47 Quy chếnày.

d) Phó Chủ tịch Hội đồng thi thực hiệncác nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi được Chủ tịch Hội đồng thi ủyquyền.

đ) Các ủy viên Hội đồng thi chấp hànhphân công của lãnh đạo Hội đồng thi.

2. Ban Thư ký Hội đồng thi

a) Thành phần

– Trưởng ban: do Ủy viên thường trựcHội đồng thi kiêm nhiệm;

– Phó Trưởng ban: Lãnh đạo phòng, banthuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;

– Các ủy viên: Cán bộ phòng, ban, cánbộ công nghệ thông tin thuộc sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.

– Những người tham gia Ban Thư ký Hộiđồng thi không được tham gia Ban Làm phách, Ban Chấm thi tự luận, Ban Chấm phúckhảo bài thi tự luận12.

b)13Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội đồng thi

– Tiếp nhận và quản lý dữ liệu đăngký dự thi thuộc sở GDĐT; đánh số báo danh, xếp phòng thi; chuẩn bị các tài liệu,mẫu, biểu dùng tại Điểm thi, phòng thi;

– Nhận, bảo quản bài thi tự luận và Phiếutrả lời trắc nghiệm của thí sinh được đóng trong túi/bì (sau đây gọi chung làtúi) còn nguyên niêm phong của các Điểm thi;

– Bàn giao bài thi tự luận được đóngtrong các túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi cho Ban Làm phách;

– Nhận, bảo quảnbài thi tự luận đã cắt phách và được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong từBan Làm phách;

– Bàn giao bài thi tự luận đã làmphách được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của Ban Làm phách cho BanChấm thi tự luận; bàn giao Phiếu TLTN được đóng trong các túi còn nguyên niêmphong của các Điểm thi cho Ban Chấm thi trắc nghiệm và thực hiện các công tácnghiệp vụ liên quan;

– Nhận, bảo quản đầu phách được đóngtrong các túi còn nguyên niêm phong từ Ban Làm phách sau khi việc chấm bài thitự luận đã hoàn thành;

– Quản lý các tài liệu liên quan tới bài thi tự luận và Phiếu TLTN. Lập biên bản xử lý điểm bài thi tự luận(nếu có);

– Quản lý dữ liệu kết quả thi và thựchiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.

c) Trưởng ban Thưký Hội đồng thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công táccủa Ban Thư ký.

d) Phó Trưởng ban Thư ký Hội đồng thigiúp Trưởng ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi được Trưởng ban ủy quyền.

đ) Các ủy viênBan Thư ký Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Ban Thư ký Hội đồngthi.

e) Ban Thư ký Hội đồng thi chỉ đượctiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 ủy viên củaBan Thư ký trở lên.

3. Ban Làm phách

a) Thành phần

– Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồngthi kiêm nhiệm;

– Phó Trưởng ban: Lãnh đạo phòng, banthuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;

– Các ủy viên: Cán bộ, chuyên viêncác phòng, ban thuộc sở GDĐT, lãnh đạo, giáo viên trường phổ thông, cán bộ bảo vệ,công an, y tế, phục vụ.

b)14Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Làm phách

– Nhận bài thi tự luận được đóngtrong các túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi từ Ban Thư ký Hội đồngthi;

– Làm phách, bảo mật số phách bài thitự luận;

– Bảo quản đầu phách theo chế độ mậttrong suốt thời gian chấm thi, cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận;

– Bàn giao bài thi đã làm phách đượcđóng trong túi còn nguyên niêm phong của Ban Làm phách cho Ban Thư ký Hội đồngthi;

– Bàn giao đầu phách được đóng trongtúi còn nguyên niêm phong của Ban Làm phách cho Ban Thư ký Hội đồng thi sau khiviệc chấm bài thi tự luận đã hoàn thành.

c) Trưởng ban Làm phách chịu tráchnhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công tác của Ban Làm phách.

d) Phó Trưởngban Làm phách giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt Trưởngban giải quyết công việc khi Trưởng ban ủy quyền.

đ) Các ủy viên Ban Làm phách chấphành phân công của lãnh đạo Ban Làm phách.

e) Ban Làm phách làm việc độc lập vớicác Ban khác của Hội đồng thi, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồngthi; chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2ủy viên của Ban Làm phách trở lên. Những người trong Ban Làm phách không đượctham gia Ban Chấm thi tự luận15, Ban Phúc khảobài thi tự luận16.

Điều 9. Lập danhsách thí sinh dự thi và sắp xếp phòng thi

1. Lập danh sách thí sinh dự thi

a) Mỗi Hội đồng thi có một mã riêngvà được thống nhất trong toàn quốc. Ở mỗi Hội đồng thi việclập danh sách thí sinh dự thi cho từng Điểm thi được thực hiện như sau:

– Lập danh sách tất cả thí sinh dựthi tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,… của tên thí sinh để gán số báo danh;

– Lập danh sách thí sinh theo thứ tựa, b, c,… của tên thí sinh theo từng bài thi hoặc môn thi thành phần của bàithi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH) để xếp phòng thi.

b) Mỗi thí sinh có một số báo danhduy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thicó 2 chữ số và 06 chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hếtsố thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo không có thí sinh trùng số báo danh.

2. Xếp phòng thi

a) Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗiphòng thi có tối đa 24 thí sinh, trong phòng thi phải đảmbảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhaulà 1,2 mét theo hàng ngang. Riêng phòng thi cuối cùng của buổi thi Ngoại ngữ ở mỗi Điểm thi được xếp các thísinh dự thi Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo từng bài thi Ngoạingữ.

Thí sinh tự do, thí sinh học chươngtrình GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh học chương trình giáo dục THPTlà học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi tại một số Điểm thi do Giám đốc sởGDĐT quyết định; việc lập danh sách để sắp xếp phòng thi tạicác Điểm thi đó được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này17.

b) Số phòng thi của mỗi Hội đồng thiđược đánh theo thứ tự tăng dần;

c) Trong mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh;

d) Trước cửa phòng thi, phải niêm yếtDanh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và quy định trách nhiệmthí sinh theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.

Điều 10. Sử dụngcông nghệ thông tin

1. Thống nhất sử dụng phần mềm quảnlý thi do Bộ GDĐT cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin về kỳ thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở GDĐT, giữa Sở GDĐT với Bộ GDĐT; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy địnhtrong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Hội đồng thi có bộ phận chuyêntrách sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thi; có địa chỉ thư điện tử và số điệnthoại đăng ký với Bộ GDĐT.

3. Bố trí tại mỗi Điểm thi 01 điệnthoại cố định dùng để liên hệ với Hội đồng thi; ở những Điểmthi không thể bố trí được điện thoại cố định thì bố trí 01 điện thoại di động đặtcố định tại phòng trực của Điểm thi. Mọi cuộc liên lạc trong thời gian thi đềuphải bật loa ngoài và nghe công khai. Trong trường hợp cần thiết, có thể bố trímáy tính tại phòng trực của Điểm thi và đảm bảo máy tính chỉ được nối mạng khichuyển báo cáo nhanh cho Hội đồng thi.

4. Không được mang và sử dụng các thiếtbị thu, phát thông tin trong khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo (trừ quy địnhtại khoản 3 Điều này).

Điều 11. Quản lývà sử dụng dữ liệu thi

1. Các Hội đồng thi công bố kết quảthi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT và hoàn thành việc đối chiếugiữa dữ liệu kết quả thi gửi về Bộ GDĐT với dữ liệu kết quảthi lưu tại Hội đồng thi.

2. Bộ GDĐT chịu trách nhiệm quản lý dữliệu thi của thí sinh; các sở GDĐT sử dụng dữ liệu thi đểxét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường ĐH, CĐ sử dụng dữ liệu thi để tuyểnsinh.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀUKIỆN DỰ THI; TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI; TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH

Điều 12. Đối tượngvà điều kiện dự thi

1. Đối tượng dựthi

a) Người đã học hết chương trình THPThoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổchức kỳ thi;

b) Người đã học hết chương trình THPTnhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốtnghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệptrung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thísinh tự do).

Xem thêm: Những Bài Hát Về Ngày Khai Trường Hay Nhất Cho Các Em, Danh Sách Các Bài Hát Khai Giảng Năm Học Mới 2020

2. Điều kiện dự thi

a)18Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủcác giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.

b) Đối tượng theo quy định tại điểm akhoản 1 Điều này phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12:hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêngđối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theohình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

c) Thí sinh tự do chưa tốt nghiệpTHPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải đảm bảo các điều kiện:

– Đã tốt nghiệp trung học cơ sở(THCS);

– Trường hợp không đủ điều kiện dựthi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký vàdự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảokhi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểmtrung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điềunày.

-19 (Đượcbãi bỏ)

3. Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốcTrung tâm GDTX (gọi chung là Hiệu trưởng trường phổ thông) hoặc nơi thí sinh nộpPhiếu đăng ký dự thi tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi; chậm nhất trướcngày thi 20 ngày phải thông báo công khai những trường hợpkhông đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 13. Tổ chứcđăng ký dự thi

1. Nơi đăng ký dự thi

a) Đối tượng theo quy định tại điểm akhoản 1 Điều 12 Quy chế này đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12;

b) Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểmdo sở GDĐT quy định. Đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 54 Quychế này.

2. Đăng ký dự thi

a) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặcThủ trưởng đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướngdẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dựthi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho sởGDĐT;

b) Sở GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dựthi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;

c) Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dựthi toàn quốc.

3. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thísinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT

a) Đối với đối tượng quy định tại điểma khoản 1 Điều 12 Quy chế này:

– 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

– Học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấpTHPT (bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bảnsao kèm bản gốc để đối chiếu)20;

– Các giấy chứng nhận hợp lệ để đượchưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởngchế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăngký hộ khẩu thường trú;

– 02 ảnh cỡ 4×6 cm, 02 phong bì đãdán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

– Giấy xác nhận của trường phổ thôngnơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học lực đốivới những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12Quy chế này;

– Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp(bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từsổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu);

– Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có)do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trungcấp không có học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT đăng ký dự thi để lấy kết quảxét tuyển vào đại học, xét tuyển vào cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạogiáo viên phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa trung học phổthông theo quy định.

4. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thísinh tự do đã tốt nghiệp THPT

a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giốngnhau;

b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp(bản sao);

c) 02 ảnh cỡ 4×6 cm, 02 phong bì đãdán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

5. Thời gian nộp Phiếu đăng ký dự thiđược quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

Khi hết hạn nộp Phiếu đăng ký dự thi,nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thôngbáo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăngký dự thi hoặc cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổsung.

6. Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệpTHPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định tronghướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

Điều 14. Tráchnhiệm của thí sinh

1. Đăng ký dự thi theo quy định tạiĐiều 13 Quy chế này và theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc giahằng năm của Bộ GDĐT.

2. Có mặt tại phòng thi đúng thờigian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dựthi:

a) Xuất trình Giấy chứng minh nhândân hoặc Thẻ căn cước công dân (gọi chung là Giấy chứng minh nhân dân) và nhậnThẻ dự thi;

b) Nếu thấy có những sai sót về họ,tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phảibáo cáo ngay cho cán bộ của Điểm thi để xử lý kịp thời;

c) Trường hợp bị mất Giấy chứng minhnhân dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thiđể xem xét, xử lý.

3. Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của BanCoi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi (CBCT). Thí sinh đến chậm quá 15 phútsau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

4. Khi vào phòng thi, phải tuân thủcác quy định sau đây:

a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT;

b) Chỉ được mang vào phòng thi bút viết,bút chì, compa, tay, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năngsoạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (theo quy định tronghướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT); Atlat Địa lí ViệtNam đối với môn thi Địa lí (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không đượcđánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉcó chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận đượctín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;

c) Không được mang vào phòng thi vũkhí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bútxoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

5. Trong phòng thi, phải tuân thủ cácquy định sau đây:

a) Ngồi đúng vị trí có ghi số báodanh của mình;

b) Trước khi làm bài thi, phải ghi đầyđủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;

c) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹsố trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặcrách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 10phút sau khi phát đề;

d) Không được trao đổi, quay cóp hoặccó những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tựphòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay đểbáo cáo CBCT. Khi được phép nói, thí sinh đứng trình bày côngkhai với CBCT ý kiến của mình;

đ) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệuriêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ôtrên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một thứ mực (không đượcdùng mực màu đỏ);

e) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài,phải ngừng làm bài ngay;

g) Bảo quản bàithi nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hạiđến bài thi của mình phải báo cáo ngay cho CBCT để xử lý;

h) Khi nộp bài thi tự luận, phải ghirõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Thí sinh khônglàm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tựluận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm);

i) Không được rời khỏi phòng thitrong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đềthi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;

k) Trong trường hợp cần thiết, chỉ đượcra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộgiám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng Điểm thi quyết định.

6. Khi dự thi các môn trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 5 Điều này, thí sinh phải tuânthủ các quy định dưới đây:

a) Phải làm bài thi trên Phiếu TLTNđược in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT. Chỉ được tô bằng bút chì đen các ô sốbáo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổicâu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ôcũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;

b) Điền chính xác và đủ thông tin vàocác mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủphần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đềthi vào hai Phiếu thu bài thi;

c) Khi nhận đề thi cần lưu ý: Các mônthi thành phần trong mỗi bài thi KHTN hoặc KHXH có cùng một mã đề thi, nếukhông cùng mã đề thi, thí sinh phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậmnhất 10 phút sau khi thí sinh nhận đề thi. Phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN;không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép;

d) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo cóđủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghicùng một mã đề thi;

đ) Không được nộp bài thi trước khi hếtgiờ làm bài. Khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vàohai Phiếu thu bài thi;

e) Chỉ được rời phòng thi sau khiCBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép ra về.

7. Khi có sự việc bất thường xảy ra,phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT.

Chương IV

CÔNG TÁC ĐỀ THI

Điều 15. Yêu cầuđối với đề thi

1. Đề thi của kỳthi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu dưới đây:

a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tạikhoản 2 Điều 4 Quy chế này;

b) Đảm bảo phân loại được trình độ củathí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao(để tuyển sinh ĐH, CĐ);

c) Đảm bảo tính chính xác, khoa họcvà tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;

d) Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểmcủa mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy vềthang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bàithi tổ hợp;

đ) Đề thi phảighi rõ có chữ “HẾT” tại điểm kết thúc đề và phảighi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên).

2. Trong một kỳ thi, mỗi bài thi có đềthi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điềunày; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.

Điều 16. Khu vựclàm đề thi và các yêu cầu bảo mật

1. Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án,thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Riêng đề thi dự bị môn tự luận chưa sử dụngđược giải mật sau khi kết thúc kỳ thi.

2. Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọichung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập vàđược bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đếnhết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật,phòng cháy, chữa cháy.

3. Các thành viên tham gia làm đề thiđều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủtịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì cácthành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loangoài, có ghi âm dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ, công an.

Danh sách những người tham gia làm đềthi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vựccách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được rakhỏi khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt,được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cáchly dưới sự giám sát của công an.

4. Phong bì chứa đề thi để giao, nhận,vận chuyển đề thi từ nơi làm đề thi ra bên ngoài phải được làm bằng giấy đủđộ bền, kín, tối và được dán chặt, khôngbong mép, có đủ nhãn và dấu niêm phong. Nội dung in trênphong bì phải theo quy định của Bộ GDĐT.

5. Toàn bộ quá trình giao nhận, vậnchuyển đề thi phải được công an giám sát; các phong bì chứa đề thi phải được đựng an toàn trong các thùng có khoá và được niêm phong trong quá trìnhgiao nhận, vận chuyển.

6. Máy móc và thiết bị tại nơi làm đềthi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách lysau thời gian thi môn cuối cùng.

Điều 17. Hội đồngra đề thi

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thànhlập Hội đồng ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi).

2. Thành phần Hội đồng ra đề thi

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo CụcQLCL22;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Cục trưởngCục QLCL23, lãnh đạo các đơn vị khác thuộc BộGDĐT và lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc Cục QLCL24;

c) Ủy viên, thư ký: Cán bộ, công chức,viên chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; cán bộ kỹ thuật phần mềm quản lý ngân hàngcâu hỏi thi hỗ trợ cho Hội đồng ra đề thi về phần mềm và máy tính làm việctrong khu vực cách ly; trong đó, ủy viên thường trực là cán bộ thuộc Cục QLCL25;

d) Các cán bộ soạn thảo đề thi và phảnbiện đề thi là giảng viên các trường ĐH, CĐ, nghiên cứu viên các viện nghiên cứu,giáo viên trường phổ thông. Mỗi môn thi có một Tổ ra đềthi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi;

đ) Lực lượng bảo vệ: Cán bộ do BộCông an và Bộ GDĐT điều động.

Những người có người thân dự thitrong năm tổ chức thi không được tham gia Hội đồng ra đề thi.

3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồngra đề thi

a) Các tổ ra đề thi và các thành viênkhác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếpvới lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệmthực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác;

b) Mỗi thành viên của Hội đồng ra đềthi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung, đảm bảo bímật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách của mình và theo quy định của phápluật về bảo vệ bí mật nhà nước26.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồngra đề thi

a) Tổ chức soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh các đề thi, đáp án, hướngdẫn chấm thi của đề chính thức và đề dự bị;

b) In sao đề thi đúng quy định, đủ sốlượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thi quốc gia; đóng gói, bảo quản đề thi vàbàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia;

c) Đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn củađề thi và hướng dẫn chấm thi trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đềthi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi.

5. Chủ tịch Hội đồng ra đề thi chịutrách nhiệm:

a) Tổ chức điều hành toàn bộ công tácra đề thi và bàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia; chịu trách nhiệm trướcBộ trưởng Bộ GDĐT về công tác đề thi;

b) Xử lý các tình huống bất thường vềđề thi;

c) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếucó) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi.

6. Các thành viên của Hội đồng ra đềthi thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.

7.27Quy trình ra đề thi

a) Soạn thảo đề thi, thẩm định, tinhchỉnh: Căn cứ yêu cầu của đề thi, mỗi Tổ ra đề thi cótrách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi(chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi. Việc soạn thảo, thẩm định, tinhchỉnh đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi phải đáp ứng các yêu cầu quy định tạiĐiều 15 của Quy chế này.

Riêng đối với đề thi trắc nghiệm,Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của BộGDĐT là nguồn tham khảo quan trọng để soạn thảo đề thi theo quy trình sau:

– Chủ tịch Hội đồng ra đề thi giaocho một thư ký vòng trong của Hội đồng dùng phần mềmchuyên dụng rút ngẫu nhiên các câu hỏi thi trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thivà chuyển cho các Trưởng môn đề thi;

– Trưởng môn đề thi của từng môn thiphân công các thành viên trong Tổ ra đề thi thẩm định từng câu hỏi thi trắcnghiệm;

– Tổ ra đề thilàm việc chung, lần lượt tinh chỉnh từng câu trắc nghiệm và tổ hợp thành đề thitheo đúng yêu cầu về nội dung đề thi được quy định tại Điều 15 của Quy chế này;sau khi tinh chỉnh lần cuối, Trưởng môn đề thi ký tên vào các đề thi và bàngiao cho Chủ tịch Hội đồng ra đề thi;

– Cán bộ Hội đồng ra đề thi thực hiệnkhâu trộn đề thi thành nhiều phiên bản khác nhau;

– Tổ ra đề thirà soát từng phiên bản của đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi và ký tên vào từngphiên bản của đề thi.

b) Phản biện đề thi:

– Sau khi soạn thảo, thẩm định, tinhchỉnh, các đề thi được tổ chức phản biện độc lập. Các cán bộ phản biện đề thicó trách nhiệm đọc, giải đề và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều15 của Quy chế này; đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết;

– Ý kiến đánh giá của các cán bộ phản biện đề thi là một căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong việc quyết định duyệt đề thi.

Điều 18. In sao,vận chuyển và bàn giao đề thi tại Hội đồng thi

1. In sao đề thi

a) Thành phần Ban In sao đề thi gồm:

– Trưởng ban In sao đề thi do lãnh đạoHội đồng thi kiêm nhiệm;

– Các Phó Trưởng ban: Lãnh đạo sởGDĐT hoặc lãnh đạo các phòng, ban thuộc sở GDĐT;

– Ủy viên và thư ký: Các cán bộ, công chức, viên chức của các phòng, ban có liên quan thuộcsở GDĐT và giáo viên trường phổ thông;

– Lực lượng bảo vệ: Cán bộ công an, bảovệ.

b) Ban In sao đề thi làm việc tậptrung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở niêmphong đề thi đến hết thời gian thi bài thi cuối cùng của kỳ thi.

c) Trưởng ban In sao đề thi chịutrách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng thi và trước pháp luật về các côngviệc dưới đây:

– Tiếp nhận đề thi gốc, tổ chức insao đề thi, bảo quản và chuyển giao đề thi đã in sao cho Trưởng ban Vận chuyểnvà bàn giao đề thi của Hội đồng thi với sự chứng kiến của Ủy viên thư ký Hội đồngthi, cán bộ công an được cử giám sát, bảo vệ đề thi;

– Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi xemxét, ra quyết định hoặc đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với cácthành viên Ban In sao đề thi.

d) Việc in sao đề thi thực hiện theoquy trình dưới đây:

– Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra kỹ bảnin sao thử, so sánh với bản đề thi gốc trước khi in sao. Trường hợp phát hiệnsai sót hoặc có nội dung còn nghi vấn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với Chủtịch Hội đồng thi để đề nghị Ban Chỉ đạo thi quốc gia xử lý;

– Kiểm soát chính xác số lượng thísinh của từng phòng thi, địa điểm thi, môn thi để tổ chức phân phối đề thi, ghitên địa điểm thi, phòng thi, môn thi và số lượng đề thi vào từng phong bì chứađề thi, quy định tại khoản 4 Điều 16 Quy chế này trước khi đóng gói đề thi;

– In sao đề thi lần lượt cho từng mônthi; in sao xong, niêm phong đóng gói theo phòng thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mớichuyển sang in sao đề thi của môn tiếp theo. Trong quá trình in sao phải kiểmtra chất lượng bản in sao; các bản in sao thử và hỏng phảiđược thu lại, bảo quản theo chế độ tài liệu mật;

– Đóng gói đúng số lượng đề thi, đúngmôn thi ghi ở phong bì chứa đề thi, đủ số lượng đề thi chotừng Điểm thi, từng phòng thi. Mỗi môn thi ở Điểm thi phải có 01 phong bì chứađề thi dự phòng (đủ các mã đối với đề thi trắc nghiệm). Sau khi đóng gói xong đềthi từng môn, Trưởng ban In sao đề thi quản lý các bì đề thi; kể cả cácbản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.

2. Vận chuyển,bàn giao đề thi

a) Trưởng ban Vận chuyển và bàn giaođề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; các ủy viên của Ban và cán bộ côngan giám sát do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

b) Ban Vận chuyểnvà bàn giao đề thi thực hiện nhiệm vụ nhận đề thi từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các Điểm thi.

c) Đề thi phải bảoquản trong hòm, tủ hay két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ 24 giờ/ngày;chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ.

d) Có biên bản giao nhận đề thi giữaBan In sao đề thi với Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi, giữa Ban Vận chuyển vàbàn giao đề thi với lãnh đạo Điểm thi.

Điều 19. Bảo quản,sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi28

1.29 Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủriêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thiphải đảm bảo chắc chắn, phải được khoá và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủchữ ký của Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi là người của trường ĐH, CĐ phốihợp), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến củaCông an và những người ký nhãn niêm phong, đồng thời lập biên bản ghi rõ thờigian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong; biên bản phải có đủ họ và tên, chữ kýcủa Trưởng Điểm thi và những người chứng kiến.

2.30Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảovệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòngchống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảoan toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 01 cán bộ làm nhiệm vụ tạiĐiểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tạiphòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.

3. Chỉ được mở túi đựng đề thi vàphát đề thi cho thí sinh tại phòng thi đúng thời điểm và đúng môn thi theo quyđịnh trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

4. Đề thi dự bịchỉ sử dụng trong trường hợp có sự cố bất thường quy địnhtại Điều 46 Quy chế này.

Chương V

COI THI

Điều 20. Ban Coithi

1. Thành phần Ban Coi thi gồm:

a) Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồngthi kiêm nhiệm;

b) Phó Trưởngban: Lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp. Trường hợp đặc biệt,Phó Trưởng ban có thể là Trưởng các phòng, ban thuộc sở GDĐT, Hiệu trưởng cáctrường phổ thông; Trưởng các phòng, ban hoặc tương đương của trường ĐH, CĐ phốihợp; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở hoặc Trưởng Phòng Khảothí của sở GDĐT;

c) Các ủy viên và thư ký: Lãnh đạo,chuyên viên các phòng, ban thuộc sở GDĐT, giáo viên trường phổ thông; lãnh đạovà chuyên viên các phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp;

d) CBCT: Mỗi phòng thi có hai CBCT, gồm:Giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; giảng viên,chuyên viên các phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp;

đ) Cán bộ giám sát, trật tự viên,nhân viên y tế, nhân viên phục vụ, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểmsoát viên quân sự);

e) Chủ tịch Hội đồng thi căn cứ số lượngthí sinh đăng ký dự thi tại cụm và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết địnhthành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đáp ứngđược các yêu cầu tổ chức thi. Mỗi Điểm thi có Trưởng Điểm thi, các Phó TrưởngĐiểm thi và thư ký do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định để điều hành toàn bộcông tác coi thi tại Điểm thi; trong đó, có một Phó Trưởng Điểm thi là người củatrường ĐH, CĐ phối hợp. CBCT không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi có người thândự thi.

2. Trưởng banCoi thi chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi,quyết định xử lý các tình huống xảyra trong các buổi thi.

3. Phó Trưởng ban Coi thi, Trưởng Điểmthi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng ban Coi thi; Phó TrưởngĐiểm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Điểm thi.

4. CBCT, cán bộ giám sát phòng thi vàcác thành viên khác của Ban Coi thi chấp hành sự phân công của Trưởng ban Coithi, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; khi làm nhiệm vụ tại Điểm thiphải tuân thủ sự điều hành của Trưởng Điểm thi.

Điều 21. Làm thủtục dự thi cho thí sinh

1. Căn cứ dữ liệu thí sinh đăng ký dựthi, Ban Thư ký Hội đồng thi hoàn thành danh sách thí sinh (kể cả Danh sách ảnh của thí sinh) của từng phòng thi; làm Thẻ dự thi; xác địnhđịa điểm làm thủ tục dự thi cho thí sinh.

2. Trong ngày làm thủ tục dự thi, TrưởngĐiểm thi phân công cán bộ hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi, phổ biến quychế thi; ghi xác nhận những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú,khu vực của thí sinh và chuyển những thông tin này cho Ban Thư ký Hội đồng thixem xét, cập nhật vào phần mềm quản lý thi.

Xem thêm: Lee Se Young Phim Và Chương Trình Truyền Hình, Diễn Viên Hàn ‘Trùng Tu’ Nhan Sắc Vì Bị Miệt Thị

Điều 22. Tráchnhiệm của cán bộ coi thi và của các thành viên khác trong Ban Coi thi

1. Cán bộ coi thi

a) Phải có mặt đúng giờ tại Điểm thiđể làm nhiệm vụ. Trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiếtbị thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, khôngđược sử dụng các loại đồ uống có cồn;

b) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọitên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh củathí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quyđịnh và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không đểthí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng cấm theo quy định tại Điều14 Quy chế này;

c) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất đinhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luậtphòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phátcho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúngquy cách, ghi số báo danh và điền đủ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết củagiấy thi trước khi làm bài;

d) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhấtgiơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyênnhân niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vàobiên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; mở bì đựng đề thi, kiểmtra số lượng đề thi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, cầnbáo ngay cho Trưởng Điểm thi xử lý; phát đề thi cho từng thí sinh;

đ) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCTthứ nhất đối chiếu ảnh trong Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh với thísinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nhápcủa thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung. Trong giờ làm bài, một CBCT bao quáttừ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòngcho đến hết giờ thi; CBCT không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làmbài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công khai các câu hỏi củathí sinh trong phạm vi quy định.

Việc CBCT ký và ghi họ tên vào các tờgiấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện theo quy trình quyđịnh tại điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này;

e) CBCT phải bảovệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi. Sau khi tínhgiờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thành phầntrong bài thi tổ hợp), CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong cho người đượcTrưởng Điểm thi phân công;

g) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thisớm nhất sau 2 phần 3 thời gian làm bài (đối với bài thi tựluận), sau khi thí sinh đã nộp bài làm, đề thi và giấy nháp. Nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòngthi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để giải quyết;

h) Nếu có thísinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theođúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểmthi;

i) Trước khi hết giờ làm bài 15 phút(đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp),CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;

k) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài,CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và tiến hành thu bài, kể cảbài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; CBCT thứ hai duy trì trật tự và kỷ luậtphòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài vừa nhận bài thicủa thí sinh. Khi nhận bài, phải đếm đủ số tờ giấy thi của th

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *