Nhựa Melamine là chất liệu rất phổ biến để sản xuất ra nhiều vật dụng gia đình. Do có tính chất vật lý tốt, các đồ dùng như ly, đũa, tô chén, cốc, khay, bát đĩa nhựa Melamine được khách hàng ưa chuộng. Đồng thời cũng nảy sinh lo ngại nhựa Melamine có độc không ? Austdoor Hà Nội xin giải đáp câu hỏi bản chất Melamine là gì ? Cùng những lưu ý, cách sử dụng đồ nhựa Melamine an toàn cho sức khỏe.

Đang xem: Tô chén bằng nhựa melamine

1. Phân biệt Keo – Gỗ – Nhựa Melamine

Chất Melamine là một hợp chất hữu cơ bazơ với công thức hóa học là C3H6N6. Melamine tồn tại ở thể rắn, có màu trắng, ít tan trong nước (chỉ 3.1g/lít nước). Melamine có nhiệt độ nóng chảy khá cao, giao động khoảng 350 độ. Được nhà khoa học người Đức – Liebig tổng hợp đầu tiên năm 1834, Melamine đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển loài người.

*

Chất Melamine được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống

Từ Melamine nguyên chất, con người sử dụng làm nguyên liệuchính để sản xuất ra 3 vật liệu phổ biến là:

Gỗ Melamine: các tấm ván gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF được dán giấy tạo hoa văn, sau đó phủ keo Melamine bảo vệ bề mặt. Các đồ nội thất làm từ gỗ Melamine có ưu điểm là giá thành rẻ.Nhựa Melamine: sản xuất từ phần lớn (>90%) melamine nguyên chất kết hợp với một số chất phụ gia. Các đồ gia dụng như đũa, tô chén, khay, ly, bát đĩa, cốc nhựa Melamine có giá thành cao, xếp ở phân khúc cao cấp.

Do ứng dụng của cả 3 vật liệu Melamine trong đời sống là rất to lớn. Nên trong nội dung bài này, roosam.com chỉ bàn luận riêng về nhựa Melamine. Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về 2 vật liệu còn lại thông qua bài viết: Ván gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF phủ Melamine là gì ?

2. Tính chất của nhựa Melamine là gì.

Sở hữu tính chung, tương tự như PVC, PE, HDPE, PP …, nhựa Melamine chịu nước tuyệt đối, không rơi vỡ, độ bền cao … Đồng thời Melamine cũng dễ dàng xử lý, tạo hình phương pháp nhiệt. Các sản phẩm như bát đĩa, ly, đũa, tô chén, cốc, khay nhựa Melamine có độ hoàn thiện cao, chi tiết sắc nét.

Điểm đặc trưng nhất giúp phân biệt melamine với các dòng nhựa khác là lớp bề mặt bóng, có chiều sâu nịnh mắt. Tô chén, cốc, bát đĩa sản xuất bởi nhựa Melamine thường bị nhầm với đồ gốm sứ, giống đến 80%. Ngoài các màu gốm sứ cơ bản như nâu, đen, trắng ngọc thì nhà sản xuất có thể in họa tiết hoa văn giúp đa dạng thêm mẫu mã. Có thể nói, đa dạng mẫu mã, độ hoàn thiện tốt là tiêu chí quan trọng giúp đồ nhựa Melamine trở nên phổ biến.

*

Đũa, thìa, tô chén, bát đĩa nhựa Melamine bóng sâu rất giống gốm sứ

Nhựa Melamine có nhiệt độ nóng chảy khoảng 230 độ C. Khi cháy, Melamine giải phóng N (Nitơ) giúp chống cháy. Các sản phẩm như tô chén, bát đĩa, cốc, khay nhựa Melamine có trọng lượng gần tương đương đồ gốm sứ, không quá nặng, quá nhẹ. Cộng thêm vào là khả năng chịu lưc, chống va đập, rơi vỡ. Tuy vậy, bát đĩa, tô chén melamine sau khi dùng một thời gian lâu dài có hiện tượng bị trầy sướt chứ không nguyên vẹn như gốm sứ.

3. Đồ gia dụng nhựa Melamine có độc không ?

Có mặt ở hầu hết các gia đình, đồ gia dụng Melamine làm dấy lên câu hỏi về an toàn sức khỏe. Các đồ như đũa, tô chén, khay, ly, bát đĩa, cốc nhựa Melamine đều tiếp xúc rất gần, trực tiếp với cơ thể người qua con đường ăn uống. Thậm chí, nhiều vật dụng còn được sử dụng trong điều kiện nhiệt độ cao. Người dùng lo ngại về nguy cơ phơi nhiễm khi sử dụng Melamine. Vậy Melamine có độc không ?

3.1 Vụ bê bối Melamine trong sữa Trung Quốc năm 2008

Câu trả lời rõ ràng là Melamine rất độc. Vụ bê bối Melamine có trong sữa Trung Quốc năm 2008 làm chấn động toàn cầu. Chỉ thống kê đến tháng 9 – 2008, đã có đến 54.000 trẻ em bị nhiễm bệnh và 15.000 bệnh nhi phải nhập viện. Đáng tiếc nhất là có 4 trường hợp tử vong do uống sữa chứa melamine loại này.

Câu hỏi đặt ra là melamine tồn tại trong sữa Trung Quốcthông qua nguồn nào ? Sau quá trình điều tra, chuyên gia nhận định rằngmelamine trong sữa thông qua 2 đường:

Nguồn thức ăn gia súc chứa Melamine. Trước đókhông lâu, năm 2007, các nước Mỹ, Nam Phi, Liên minh Châu Âu đã thu hồi sản phẩmthức ăn chăn nuôi chưa Melamine từ Trung Quốc. Khả năng cao là melamine từtrong thức ăn gia súc đó đã phôi nhiễm sang đàn bò. Từ đó tạo ra nguồn sữa bịnhiễm độc.Bỏ Melamine vào sữa để tăng hàm lượng đạm. Nhữngđàn bò sữa tại Trung Quốc không được chăm sóc đúng cách. Sản lượng sữa cung ứngra hạn chế, cùng với sức ép cạnh tranh về giá. Họ đã pha loãng sữa với nước chỉcòn khoảng 70% so với thực tế. Và để đánh lừa chỉ số dinh dưỡng, họ đã âm thầmbỏ Melamine vào trong sữa để tăng lượng protein. Melamine chứa nhiều Nitrogen,bị hiểu nhầm thành Protein khi kiểm tra chất lượng.

Xem thêm: Tin Thế Giới: Cập Nhật Tình Hình Chính Trị, An Ninh, Xã Hội Mới Nhất

Bê bối melamine trong sữa đã ảnh hưởng nặng nề đến ngànhcông nghiệp chế biến thực thẩm của Trung Quốc. Nó tạo một hiệu ứng dây truyềnkhiến không chỉ sữa mà cả ngũ cốc, thực thẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc đều bịvạ lây.

Có thể bạn quan tâm:

3.2 Cốc, tô chén, bát đĩa, đũa, ly, khay nhựa Melamine có độc không ?

Quay trở lại câu hỏi, liệu đũa, tô chén, khay, cốc, bát đĩa làm từ nhựa Melamine có ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Thực tế, các đồ gia dụng sản xuất bởi nhựa Melamine lại rất an toàn. Nguyên nhân là do cấu trúc nhựa Melamine rất bền vững, rất ít có khả năng đi qua đường ăn uống. Đồng thời, bát đĩa, tô chén melamine không bị ăn mòn bởi dung môi dầu mỡ.

*

Đồ gia dụng làm từ Melamine an toàn sức khỏe người dùng

Để củng cố cho lập luận trên, năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FAD đã đưa ra chứng nhận chính thức. Rằng các sản phẩm trên bàn ăn từ nhựa Melamine an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người. Tại Mỹ, các vật dụng như đĩa, khay, cốcnhựa Melamine rất được người dân ưa chuộng. Vì ưu điểm bền, nhẹ, giá rẻ, độ bền cao và nhiều mẫu mã.

3.3 Hướng dẫn sử dụng đồ nhựa melamine đúng cách.

Khi so với các dòng nhựa khác, tô chén, cốc, khay, bát đĩa nhựa Melamine có được kiểm chứng an toàn hơn. Tuy vậy, chúng ta cũng phải lưu ý các cách sử dụng cho đúng cách.

Không sử dụng ở nhiệt nhiệt độ > 120 độ. Các chuyên gia khuyến cáo không nên trần, luộc, sấy lò vi sóng đồ nhựa Melamine trong điều kiện > 120 độ. Nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho Melamine phôi nhiễm vào thức ăn đang nấu.Chỉ nên rửa đồ nhựa Melamine bằng khăn mềm, nhẹ tay. Đồng thời tránh sử dụng các búi rửa kim loại gây xước bề mặt, giảm thẩm mỹ và không còn an toàn cho người sử dụng.Không nên sử dụng đũa, tô chén, khay, ly, bát đĩa nhựa Melamine đã bị vỡ, sứt. Vì khi đó, kết cấu của sản phẩm không còn nguyên vẹn, dễ bị phôi nhiễm qua ngoài.

Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm đượcquảng cáo làm từ nhựa Melamine. Nhưng hầu hết trong số đó sử dụng nhựa Melaminehàm lượng thấp, pha tạp chất kém chất lượng. Đặc biệt là các mẫu sản phẩm càngsặc sỡ thì tồn dư kim loại nặng như Chì (Pb) càng nhiều.

Xem thêm: Việt Nam Có Bao Nhiêu Khách Sạn 6 Sao Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Đũa, tô chén, cốc, khay, ly, bát đĩa Melamine (>90%) cao cấp có giá thành không quá rẻ. Vậy nên người tiêu dùng nên cân nhắc chọn mua đồ nhựa Melamine ở nơi bán uy tín. Cẩn thận hơn, khách hàng có thể yêu cầu người bán cung cung giấy Công bố Hợp Quy do Bộ Y Tế cấp.

Tham khảo sản phẩm làm từ vỏ lúa mạch thiện nhiên tại: Bộ chén bát, khay đựng đồ ăn dặm lúa mạch cho bé Khủng Long – MySun

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *