Mỗi năm, có hàng ngàn trường đại học trên thế giới đào tạo ra những sinh viên ra trường, nghiên cứu, xuất bản các ấn phẩm khoa học. Hôm nay toplits sẽ cùng bạn khám phá top 10 trường đại học tốt nhất Thế Giới theo bảng xếp hạng Time Higher Education. Mong rằng nó sẽ hữu ích cho các sinh viên tương lai tìm kiếm được một trường đại học tốt nhất thế giới.

Đang xem: Top 10 trường đại học tốt nhất thế giới

1 5

*

2 5

*

Được thành lập vào năm 1891, Stanford là một trong những trường đại học nghiên cứu và nghệ thuật tự do hàng đầu trên thế giới. Stanford có 71 khoa đại học, 92 khoa sau đại học và bảy trường nghiên cứu. Khoảng 20.000 sinh viên, bao gồm 7.000 sinh viên đại học, theo học tại trường hàng năm theo báo cáo của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia (NCES). Trong năm 2012, trường đã tham gia vào 5.100 dự án nghiên cứu, hầu hết trong số đó được tài trợ bởi chính phủ liên bang. Các dự án bổ sung được tài trợ cùng với Viện Khoa học Carnegie và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, cũng như các tổ chức độc lập.

Trường đại học Stanford được biết đến với sức mạnh học tập, sự giàu có, gần gũi với Thung lũng Silicon. Là trường có diện tích lớn thứ hai thế giới. Các khoa ngành và cựu sinh viên ĐH Stanford đã thành lập rất nhiều công ty như Google, Nike, Instagram and Yahoo. ĐH Stanford là ngôi nhà cũ của hơn 30 tỷ phú, 17 phi hành gia và 18 người đoạt giải Turing. Đây cũng là nơi đào tạo ra các lãnh đạo của chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội Mỹ. Trường cũng liên kết với 59 người đạt giải Nobel và 2 người nhận huy chương Fields. Nhiều giáo sư là thành viên của các tổ chức xã hội quốc gia trong các lĩnh vực học thuật khác nhau.

Khuôn viên của Stanford rộng hơn 8.000 mẫu Anh và bao gồm Công viên Nghiên cứu Stanford, bưu điện, dịch vụ cứu hỏa / cảnh sát, trung tâm mua sắm và hơn 690 tòa nhà khác. Bạn sẽ có cơ hội tham gia vào hơn 650 tổ chức sinh viên, trong đó có 35 tổ chức tôn giáo. 35 đội thể thao đa dạng của Stanford Cardinal tham gia vào hội nghị Pac-12 của NCAA Division. Trường đại học Stanford được xem là “ngôi trường mơ ước” của nhiều sinh viên và các bậc phụ huynh. Nắm trong tay tấm bằng của Stanford Mỹ chính là tấm vé vô cùng đắt giá giúp bạn có được một tương lai cực kỳ rộng mở và được đón chờ bởi những nhà tuyển dụng lớn nhất tại Mỹ và các quốc gia khác.

Đại học Stanford

Học viện công nghệ Massachusetts thường được viết tắt là MIT là học viện nghiên cứu cứu tư thục ở thành phố Cambridge, Hoa Kỳ. MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu, giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý. Viện MIT cũng là một đối tác nghiên cứu quốc phòng quan trọng của chính phủ Mỹ, đặc biệt trong các dự án về hạt nhân, khoa học không gian, khoa học máy tính và công nghệ nano.

Trường đại học đã nhận được nhiều giải thưởng và đạt được một số dấu mốc quan trọng chứng thực cam kết của trường về sự xuất sắc. Cả bốn cơ sở đại học của Massachusetts đều được xếp hạng trong bảng xếp hạng các trường Cao đẳng Tốt nhất của US News & World Report năm liên tiếp, khiến Massachusetts trở thành một trong số ít hệ thống trường đại học trên Hoa Kỳ có cơ sở được đánh giá cao như vậy. Trong bốn năm liên tiếp, Massachusetts có tên trong danh sách các trường Đại học Sáng tạo Nhất Thế giới của Reuters, xếp hạng 71 trên toàn cầu và thứ 38 trong số các học viện của Hoa Kỳ.

Học viện công nghệ Massachusetts có 93 người được giải Nobel, 25 người nhận giải thưởng Turing, 58 người nhận Huân chương Khoa học Quốc gia, 29 người nhận Huân chương Công nghệ và Sáng tạo Quốc gia, 45 Học giả Rhodes, và 50 Học giả MacArthur. Trường có hơn 500.000 cựu sinh viên trên khắp thế giới, trong đó có 300.000 người đang sinh sống, làm việc và các công ty, tổ chức hàng đầu trên khắp Massachusetts, trở thành mạng lưới cựu sinh viên lớn nhất ở New England. Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ du học uy tín tại Mỹ thì đây là 1 trong những trường hàng đầu bạn nên tìm kiếm.

Trường đại học công nghệ Massachusetts

Được thành lập với tên gọi Đại học Throop vào năm 1891 tại Pasadena, California và được đổi tên thành Viện Công nghệ California vào năm 1920. Học viện công nghệ California thường gọi là Caltech là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở California, Hoa Kỳ. Trường có sáu đơn vị thành viên, hướng trọng tâm vào các ngành khoa học và kỹ thuật. Caltech cũng là một đối thủ cạnh tranh lâu năm của học viện Công nghệ Massachusetts.

Những đóng góp của các giảng viên và cựu sinh viên của Caltech đã giành được sự công nhận trong nước và quốc tế, bao gồm 39 giải Nobel. Viện có tỷ lệ sinh viên trên giảng viên thấp nhất quốc gia, với 300 giảng viên chuyên nghiệp cung cấp chương trình giảng dạy nghiêm ngặt và khả năng tiếp cận với các cơ hội học tập đa dạng và nghiên cứu thực hành cho khoảng 1.000 sinh viên đại học và 1.250 sinh viên sau đại học. Caltech là một học viện độc lập, được tư nhân hỗ trợ với khuôn viên rộng 124 mẫu Anh nằm ở Pasadena, California.

Tuy là một ngôi trường lớn nằm ở vùng ngoại ô nhưng số lượng sinh viên của trường cũng không quá đông, khoảng hơn 2.000 sinh viên. Học viện công nghệ California luôn luôn chú trọng về đào tạo chất lượng hơn là số lượng. Học viện công nghệ California cung cấp các dịch vụ và cơ sở vật chất chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho sinh viên, bao gồm phòng thí nghiệm, các dịch vụ về năng lượng, an ninh và công nghệ thông tin. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho các sinh viên tương lai.

Xem thêm: Những Hình Ảnh Tai Nạn Giao Thông Kinh Dị, 100+ Hình Ảnh Tai Nạn Giao Thông Kinh Dị

Trường đại học công nghệ California

Trường đại học Harvard là một trong các trường đại học đào tạo giỏi nhất thế giới. Đại học Harvard thành lập năm 1636, là viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy, ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng và tài sản khổng lồ, Harvard trở thành một trong những đại học danh tiếng nhất thế giới.

Nằm ở Cambridge, Massachusetts, ba dặm về phía tây bắc của Boston, khuôn viên trường Harvard rất rộng lớn với Viện Radcliffe nghiên cứu cao cấp, hai nhà hát, và năm bảo tàng. Đây cũng là nơi có hệ thống thư viện hàn lâm lớn nhất thế giới, với 18 triệu đầu sách, 180.000 đầu sách, ước tính khoảng 400 triệu bản thảo và 10 triệu bức ảnh. Các cựu sinh viên của Harvard bao gồm tám tổng thống Hoa Kỳ, một số nguyên thủ quốc gia nước ngoài, 62 tỷ phú còn sống, 359 học giả Rhodes và 242 học giả Marshall. Đây là trường đại học thường xuyên được xếp hạng số một trên thế giới!

Trường đại học Harvard là đại học hàng đầu thế giới, đào tạo nhiều cá nhân kiệt xuất. Đến nay, 150 sinh viên, giảng viên và nhân viên Harvard được trao giải Nobel. Đứng thứ hai trong danh sách những trường đào tạo nhiều tỷ phú nhất (do hãng nghiên cứu tài sản Wealth – X và Ngân hàng UBS bình chọn), Harvard nhận tổng số tiền hơn 32,3 tỷ USD sinh viên tặng, vượt qua tất cả các cơ sở học thuật trên thế giới. Có thể nói rằng, chỉ có giới tinh hoa học thuật mới có thể có được một suất vào Harvard!

Trường đại học Harvard

Trường đại học Hoàng gia London là một trường đại học nghiên cứu công lập ở Vương quốc Anh được sự bảo trợ của hoàng gia và người sáng lập là Hoàng tử Albert. Trường Đại học Hoàng gia London được thành lập vào năm 1907. Vào năm 2007, trường chào mừng kỷ niệm 100 năm giáo dục xuất sắc và trở thành ngôi trường độc lập sau khi tách khỏi trường Đại học London. Những đột phá kết hợp với trường cụ thể như việc phát hiện ra penicillin, sự phát triển của phép chụp ảnh giao thoa lade và những nền tảng của sợi quang.

Đại học Hoàng gia London liên tục được xếp hạng trong số các trường đại học tốt nhất trên thế giới và là một phần của “Tam giác vàng” gồm sáu trường đại học ưu tú của Anh, bao gồm cả Oxford và Cambridge. Số lượng người đoạt giải thưởng, người nhận giải Nobel và học bổng danh giá (Hiệp hội Hoàng gia, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia, Học viện Khoa học Y tế) trong số nhân viên của họ là minh chứng cho những đóng góp xuất sắc mà họ đã đạt được trong các lĩnh vực tương ứng. Trường thường xuyên được xếp hạng là một trong mười trường đại học tốt nhất trên thế giới (QS World Rankings) và công việc đột phá và nghiên cứu tiên tiến được thực hiện liên tục tại trường, với 14 giải Nobel và 81 học bổng từ Khoa học Y tế đã được trao.

Ngày nay các nhà nghiên cứu của trường đại học Hoàng Gia London đang làm việc để cải thiện sức khỏe toàn cầu, đối phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững của các nguồn năng lượng công nghệ và giải quyết các vấn đề an ninh. Một trong những yếu tố đặc biệt nhất của nền giáo dục của trường là sinh viên tham gia vào một cộng đồng các nhà nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Trình độ tiên tiến và có ảnh hưởng toàn cầu của nghiên cứu này là những gì Imperial được biết đến nhiều nhất.

Đại học Hoàng gia London

Trường đại học Chicago (The University of Chicago) gọi tắt là Chicago, được thành lập năm 1890 tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Trường tọa lạc ngay tại Hyde Park, phía Nam của thành phố Chicago. Trường đại học này được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 với khoản tiền hiến tặng từ tỷ phú dầu lửa John D. Rockefeller những lớp học đầu tiên của trường được khai giảng vào năm 1892.

Trường đại học Chicago có khoảng 182.000 cựu sinh viên trên toàn thế giới. Trường có 52 chuyên ngành và 5 phân hiệu, 6 viên nghiên cứu sau đại học. Trường đại học quản lý Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi cho Bộ Năng lượng, có quyền giám sát trực tiếp Phòng thí nghiệm Sinh học Biển và là đối tác sáng lập của dự án Kính viễn vọng Magellan Khổng lồ. Kiến trúc của trường đại học Chicago có sự pha trộn giữa kiến trúc Gothic truyền thống của Anh và các tòa nhà hiện đại từng đoạt giải thưởng do các kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế.

Dù không phải thuộc nhóm trường cổ xưa nhất, tuy nhiên trường đại học Chicago thuộc nhóm trường có số lượng giáo sư hết sức đáng nể (92 giáo sư từng phục vụ tại trường đã nhận giải Nobel, hiện vẫn còn 6 người đang giảng dạy và nghiên cứu tại trường), những nhà toán học đoạt giải Nobel Milton Friedman, nhà hoạt động dân quyền Jesse Jackson, nguyên thẩm phán tòa án tối cao Mỹ John Paul Steven là những cựu sinh viên của ngôi trường này. Là một trong những trường Đại học đầu tiên của Mỹ kết hợp giữa cao đẳng khoa học xã hội đa ngành (liberal arts college) và Đại học nghiên cứu của Đức vào chương trình giảng dạy. Đây cũng là nơi thực hiện phản ứng hạt nhân nhân tạo tự lực đầu tiên của thế giới và là trường có nhà xuất bản riêng lớn nhất Hoa Kỳ.

Trường đại học Chicago

Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ viết tắt là ETH, là một cơ sở giáo dục đại học về khoa học và kỹ thuật. Trường có 3 nhiệm vụ chính: giáo dục, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật ở mức quốc tế cao nhất. Theo lịch sử, ETH nổi tiếng trong các lĩnh vực hóa học, toán học và vật lý. trường đại học đã phát triển một danh tiếng quốc tế mạnh mẽ dựa trên các điều kiện nghiên cứu tuyệt vời và cơ sở hạ tầng hiện đại. Kỹ thuật, khoa học, kiến trúc, toán học, thể thao và khoa học quân sự là những ngành học chính của trường. ETH tập trung vào việc bảo tồn hệ sinh thái của trái đất cho các thế hệ tương lai.

Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ có hơn 9.000 sinh viên cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ từ hơn 125 quốc gia, ngoài ra còn có hơn 5.000 nhà nghiên cứu và học giả trong khuôn viên trường. Có 21 người đạt giải Nobel đã từng có liên hệ với ETH. Trường được xếp hạng vào những trường Đại học hàng đầu thế giới. Vào năm 2005, Trường được xếp hạng 12 về Khoa học và Kỹ thuật bởi tạp chí Times. Ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Đức trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ sử dụng ở mức cao học và các bằng cấp cao hơn.

Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ có thư viện bao gồm nhiều đầu sách đa dạng và phong phú. Trường có một kho tàng sách lên đến 7.8 triệu cuốn sách và sách điện tử.Bên cạnh đó, còn có hệ thống nhà hàng và quán ăn đa dạng giúp sinh viên có thể lựa chọn. EPFL đã trở thành một trong những học viện khoa học và công nghệ nổi tiếng nhất Châu Âu với thế mạnh về kỹ thuật & công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học đời sống & y học. Hơn 250 phòng thí nghiệm và nhóm nghiên cứu của họ cho phép EPFL xếp hạng trong số các tổ chức sáng tạo và hiệu quả nhất thế giới về mặt khoa học.

Trường đại học Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ,

Trường đại học Luân Đôn là một cơ sở công lập được thành lập vào năm 1826. Trường có khoảng 22.000 sinh viên theo học. Trường đặt trụ sở chính ở Luân Đôn. Đây là một trường đại học lớn của liên bang được tạo nên từ 31 trường trực thuộc. Trường có hơn 25.000 sinh viên, trong đó có 45% sinh viên quốc tế đến từ 155 nước trên thế giới. Năm 2015, UCL đạt vị trí cao nhất trong danh sách các trường đại học tốt nhất tại London.

Trường đại học Luân Đôn hiện đang xếp hạng thứ 10 trên thế giới (QS World University Rankings 2021) và là trường đại học được đánh giá hàng đầu tại Vương quốc Anh về sức mạnh nghiên cứu (Research Excellence Framework). Trường là một thành viên của Nhóm các trường đại học Russell ưu tú, và là một phần của Tam giác vàng cùng với Oxford và Cambridge. Sinh viên UCL được hưởng lợi từ các liên kết chặt chẽ với một số bệnh viện giảng dạy lớn, chẳng hạn như Bệnh viện Great Ormond Street dành cho Trẻ em, Bệnh viện Miễn phí Hoàng gia và Bệnh viện Mắt Moorfields.

Xem thêm:

Học xá của trường đại học Luân Đôn ngay tại trung tâm London là cơ hội hiếm có để tận hưởng một trong những thành phố nổi trội nhất thế giới đồng thời là trung tâm thương mại, chính trị, luật pháp và văn hóa của Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, trường có rất nhiều cựu sinh viên thành đạt trên rất nhiều các lĩnh vực, như Âm nhạc, Truyền hình, Khoa học và Kỹ thuật, Chính trị và Thể thao, cả ở trong và ngoài vương quốc Anh. Tính tới nay, đã có 29 giải Nobel được trao cho các sinh viên và giảng viên tại University College London.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *