Cả thế giới đều biết đến văn hóa của người Nhật là lịch sự và nhã nhặn. Có những quy luật không thể thay đổi khi bạn tiếp xúc và làm việc với người Nhật.

Đang xem: Văn hóa giao tiếp của người nhật

Bạn đã bao giờ nghe đến văn hóa Ojigi của người Nhật chưa? Có bao nhiêu kiểu chào? Cùng roosam.com tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản thôi nào!

A.Văn hóa Nhật bản và cách chào hỏi

Được biết đến như là một trong những văn hóa giao tiếp cầu kỳ nhất, điều đó được nhìn thấy ngay trong việc chào hỏi nhau hàng ngày.

*

Văn hóa giao tiếp của người Nhật
Người Nhật xem hành động chào hỏi nhau hàng ngày là một nét văn hóa đặc trung của họ và nó có tên gọi là “Văn hóa Ojigi”.

Hành động chào hỏi được chia ra làm 3 kiểu chính: Saikeirei, Futsuurei và Eshaku. Nhưng quy luật không thay đổi là “người dưới phải chào người trên”.

Như vậy người lớn tuổi sẽ là người trên của người nhỏ tuổi hơn, người nam sẽ là người trên của người nữ, khách và thầy cũng là người trên đối với người chủ và học trò.

1.Kiểu Saikeirei – 最敬礼

Hành động cúi chào là hình thức cao nhất, người cúi chào sẽ phải cúi người từ từ và rất thấp. Hành động này diễn tả sự kính trọng bậc nhất và thường được làm để cúi lạy bàn thờ.

2.Kiểu Futsuurei – Keirei – 敬礼

Đây là kiểu cúi chào bình thường, người chào sẽ cúi mình khoảng 20-30 độ và giữ nguyên tư thế đó trong vòng 2-3 giây.

Khi người cúi chào đang ngồi trên sàn nhà thì họ sẽ để hai tay xuống sàn, hai lòng bàn tay đặt úp và cách nhau khoảng 10-20cm, sau đó cúi thấp người xuống sàn nhà khoảng 10-15cm.

3.Kiểu Eshaku – 会釈

Chỉ cần khom mình và đầu hơi cúi xuống khoảng 1 giây, hai bàn tay để sát hông, đây là kiểu cúi chào đối với những người thấp tuổi hơn mình hoặc khi gặp gỡ cùng 1 người nhiều lần trong ngày.

Xem thêm: Quán Ăn Tổ Chức Sinh Nhật Tại Hà Nội “Đỉnh” Nhất Hiện Nay

*

Cách cúi đầu chào hỏi của người Nhật Bản

Dù cách chào hỏi của người Nhật khá rườm rà nhưng đó là một nét đẹp văn hóa luôn cần lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài ra, người Nhật cũng hạn chế việc bắt tay, ôm hôn….trong giao tiếp hằng ngày, điều này vẫn luôn xuất hiện cuộc sống hàng ngày của họ.

B.Những điểm cần chú ý khi giao tiếp với người Nhật

1.Giao tiếp bằng mắt

Nếu như hành động nhìn thẳng vào mắt người đối diện là hành động thể hiện sự tự tin ở các nước phương Tây thì hành động đó lại được xem là hành vi khiếm nhã, bất lịch sự đối với người Nhật.

Thay vì nhìn vào mắt của người Nhật thì bạn nên nhìn vào đồ trang sức, cà vạt, lọ hoa….hoặc bạn nên nhìn nghiêng sang một bên hay cúi đầu nhẹ.

2.Sự im lặng

Người Nhật luôn có thói quen không tin vào những lời nói mà chỉ nhìn vào hành động để tin một ai đó, họ luôn giữ im lặng trong giao tiếp và tin rằng ít nói sẽ tốt hơn là nói quá nhiều.

Trong cuộc họp, người có chức vị cao nhất sẽ là người nói ít nhất và là người có quyết định sau cùng. Và im lặng cũng là một cách để tránh làm mất lòng những người khác.

3.Hạn chế nói “không”

Trong giao tiếp, người Nhật thường không nói từ “không” để thể hiện sự lịch sự, nhưng đôi lúc sẽ làm người đối diện cảm thấy không rõ ràng và không chắc chắn đối với những yêu cầu của họ. Ví dụ như đối tác của bạn là một người Nhật bản và đang cần sự giúp đỡ từ họ.

Khi bạn đưa ra một đề nghị và họ không cảm thấy hài lòng về đề nghị đó thì nếu ở các nước phương Tây, họ sẽ trả lời là “không” ngay lập tức, nhưng trong văn hóa Nhật bản lại khác, họ sẽ trả lời là “chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” hoặc “điều này khá khó”.

Xem thêm: Bộ Gd Công Bố Đáp Án Đề Thi Thpt Quốc Gia 2018 Môn Văn, Đáp Án Môn Văn Kỳ Thi Thpt Quốc Gia 2018

Ở trường hợp này thì bạn nên tự hiểu rằng họ đang từ chối bạn và bạn cần phải thay đổi lời đề nghị của bạn.

Hành động tìm hiểu văn hóa những quốc gia mà bạn sẽ viếng thăm sẽ giúp bạn tôn trọng những đất nước đó và tôn trọng giá trị của bản thân. Ngoài ra, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu tiếp xúc với những công dân của nước đó. Chúng tôi đã chia sẻ những điều cần thiết trong văn hóa giao tiếp của người xứ Phù Tang,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *