Các câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu có vẻ là những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trả lời câu hỏi này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn khác.
Đang xem: Ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân
Bài viết sẽ cung cấp các thông tin như sau:
MỤC LỤC1- Tìm hiểu Điểm yếu1.1. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu1.2. Các ví dụ câu hỏi về điểm yếu1.3. Ví dụ câu trả lời về điểm yếu1.4. Danh sách điểm yếu2- Tìm hiểu Điểm mạnh2.1. Trả lời như thế nào về điểm mạnh của bản thân2.2. Các ví dụ câu hỏi về điểm mạnh2.3. Ví dụ câu trả lời về điểm mạnh2.4. Danh sách điểm mạnh3. Lời khuyên đắt giá khi đi phỏng vấn |
Điểm yếu
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đồng thời hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong một câu hỏi. Trường hợp này thường khá hiếm. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị trước. Hãy nói về điểm yếu trước. Khi này, bạn có thể kết thúc phần trả lời của bạn bằng những ý tích cực.
1. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu
Hãy giải quyết vấn đề khó hơn trước. Ai cũng có điểm yếu. Tuy nhiên, ai muốn thừa nhận điều này? Đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn đầy tính cạnh tranh?
Khi thảo luận về điểm yếu, bạn có thể nói về những điểm liên quan đến đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng, tùy thuộc vào yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí công việc liên quan đến quan hệ khách hàng, hãy tập trung vào đặc điểm nhân cách. Nếu đó là một vị trí việc làm liên quan đến kỹ thuật, điểm yếu liên quan đến kỹ năng nên được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, đừng nói đến những điểm yếu khiến bạn không phù hợp với vị trí đó. Ví dụ, nếu công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng, đừng nói rằng điểm yếu của bạn là giao tiếp kém.
Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo cách: Trước hết, nêu điểm yếu đó là gì. Tiếp đó, bạn có thể nêu thêm một bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong việc tự nhận thức về điểm yếu cũng như hướng phát triển và cải thiện điểm yếu đó. Điều quan trọng là trong câu trả lời của bạn luôn phải có ý tích cực.
2. Ví dụ câu hỏi về điểm yếu
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm yếu dưới nhiều dạng khác nhau:
– Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
– Bạn thấy phần nào của công việc này sẽ là thách thức lớn nhất đối với bạn?
– Bạn thấy việc đưa ra quyết định nào là khó khăn nhất?
– Bạn đã từng bị sếp chỉ trích điều gì?
3. Ví dụ câu trả lời về điểm yếu
Đối với những câu hỏi dạng này, bạn có thể tham khảo một số câu trả lời sau:
#1: “Tôi thường có xu hướng chỉ trích bản thân một cách gay gắt. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án nào đó, dù nhận được những nhận xét tích cực, tôi luôn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn nữa. Điều này thường làm tôi bị quá tải và luôn cảm thấy không hài lòng. Trong một vài năm vừa rồi, tôi bắt đầu tự nhìn nhận thành quả mà bản thân đã đạt được. Tôi cảm thấy tự tin hơn, đồng thời trân trọng sự cố gắng của tập thể cũng như sự hỗ trợ của những người xung quanh.”
#2: “Tôi thường hay cảm thấy ngại ngùng. Điều này khiến tôi gặp khó khăn khi nói chuyện trước đám đông hoặc nêu ý kiến của bản thân. Trước đây, khi ở vị trí lãnh đạo một nhóm ở doanh nghiệp cũ, tôi đã khiến nhóm của mình bị chậm tiến độ và không đạt được mục tiêu. Tôi đã không tự tin đưa ra ý kiến của mình. Tôi đã quyết định tham gia một lớp học nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự tin trước đám đông. Lớp học rất vui, tôi có cơ hội được thực hành trong các buổi thảo luận. Bây giờ, trong các cuộc trò chuyện, tôi sẽ bắt chuyện với những người ít nói hơn. Tôi đã từng như vậy. Tôi có thể hiểu được cảm giác của họ.”
#3: “Tôi thường có thói quen trì hoãn mọi việc tới phút cuối. Tôi biết đó là một thói quen xấu vì nó luôn khiến tôi bị căng thẳng vì deadline. Khi tôi làm ở công ty cũ, thói quen này của tôi đã khiến cả nhóm bị căng thẳng và phải chạy nước rút để kịp giao sản phẩm cho khách hàng. Từ đó, tôi bắt đầu thay đổi thói quen bằng cách lên lịch trình làm việc khoa học và cụ thể. Lúc mới đầu, mọi việc rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại, tôi đã có thể từ bỏ thói quen xấu này.”
#4: “Khi còn đi học, tôi không thích toán, không hiểu được các môn khoa học tự nhiên. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Tuy nhiên, khi đi làm, tôi muốn làm việc với số liệu nhiều hơn. Tôi bắt đầu đăng ký tham gia các khóa học phân tích, tư duy. Thực sự mà nói, học toán rất căng thẳng và khó khăn. Nhưng việc học kết hợp với thực hành trong công việc giúp tôi tiến bộ hơn rất nhiều.”
4. Ví dụ về điểm yếu
Hãy trung thực khi nói về điểm yếu của bạn. Bạn nên chọn những điểm yếu không liên quan đến những phẩm chất và kỹ năng thiết yếu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Xem thêm: Phim Điều Kì Diệu Ở Phòng Giam Số 7 Full Hd, Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 Full Hd Vietsub
– Thiếu tính tổ chức, sắp xếp
– Quá nhạy cảm
– Hay tự chỉ trích bản thân
– Thiếu kinh nghiệm thực hành các kỹ năng (các kỹ năng này không phải các kỹ năng thiết yếu)
– Không tự tin trước đám đông
– Thiếu tập trung
– Thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc
– Kỹ năng phân công nhiệm vụ không tốt
Điểm mạnh
1. Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh
Có một sự thật bất ngờ là khá nhiều người gặp khó khăn khi nói đến điểm mạnh của bản thân. Làm sao để nêu điểm mạnh một cách phù hợp? Làm sao để không khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang khoe khoang?
Dù nhà tuyển dụng có hỏi câu hỏi này trong buổi phỏng vấn hay không, bạn cũng nên có sự chuẩn bị. Việc này giúp bạn hiểu mình có những điểm mạnh gì và những điểm gì có thể khiến bạn chiếm ưu thế so với những ứng viên khác. Hơn nữa, bạn có thể nói đến chúng ở những phần khác của cuộc phỏng vấn.
Giống như nói về điểm yếu. Bạn có thể nói theo hai hướng: đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng/ thói quen. Hãy thêm vào bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên khác biệt.
2. Ví dụ câu hỏi về điểm mạnh
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm mạnh của bạn dưới nhiều dạng khác nhau- chia sẻ của một Headhunter giỏi với5 năm kinh nghiệm trong nghề:
– Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?
– Điều gì sẽ giúp bạn thành công ở vị trí công việc này?
– Chúng tôi có thể mong chờ điều gì ở bạn trong 60 ngày làm việc đầu tiên?
– Bạn đã từng nhận được lời khen như thế nào từ sếp cũ?
3. Ví dụ câu trả lời về điểm mạnh
Kể cả những ứng viên có kinh nghiệm nhất cũng có thể gặp khó khăn với câu hỏi này. Bạn có thể tham khảo một số câu trả lời dưới đây:
#1: “Tôi có khả năng lãnh đạo. Tôi đã có kinh nghiệm mười năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi luôn làm việc vượt KPIs và được thăng chức hai lần ở vị trí công việc cũ. Tôi tin rằng những thành công này có được trên cơ sở việc lãnh đạo một cách hiệu quả các nhóm gồm những cá nhân có kiến thức và kỹ năng đa dạng. Tôi thường xuyên sử dụng và rèn luyện khả năng lãnh đạo bằng cách theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của các cá nhân trong nhóm, trao đổi thẳng thắn để phát huy hoặc rút kinh nghiệm. Tôi muốn tiếp tục phát triển kỹ năng này ở những vị trí làm việc tiếp theo.”
#2: “Tôi có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Tôi từng lãnh đạo một nhóm bao gồm nhiều thành viên với kỹ năng đa dạng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tôi đã chỉ dẫn, truyền cảm hứng và gắn kết các thành viên để cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung. Trong ba năm làm trưởng nhóm, hiệu suất làm việc của nhóm đã tăng lên 20%.”
#3: “Tôi luôn muốn thử nghiệm những kỹ thuật mới. Khi có một phần mềm mới được đưa vào sử dụng trong công việc, tôi luôn là một trong những người tiếp xúc đầu tiên. Tôi muốn tìm hiểu và khám phá từng khía canh, từng chức năng. Ở công ty cũ, khi có một phần mềm kế toán mới được sử dụng, tôi đã tìm ra một lỗi quan trọng và yêu cầu nhà phát triển sửa lại. Điều này đã giúp công ty tránh việc sai lệch trong nhiều tài liệu tài chính. Tôi tin rằng vị trí công việc này có thể cho tôi cơ hội được áp dụng điểm mạnh của minh.”
#4: “Tôi hiểu về lĩnh vực công nghiệp này. Tôi có kinh nghiệm mười năm làm việc trong ngành marketing và kinh doanh. Tôi biết cách nâng cao hiệu quả marketing. Khi tôi bắt đầu làm việc ở công ty cũ, hoạt động kinh doanh đang trên đà đi xuống. Trong hai năm tôi ở đó, tổng doanh thu của họ đã tăng lần lượt là 6% và 5% từng năm.”
#5: “Tôi có khả năng viết tốt. Tôi từng viết tự do trong năm năm cho nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết của mình, tôi có thể đảm bảo cả nội dung và kỹ thuật, tôi có thể cân bằng giữa sáng tạo và phân tích.”
4. Ví dụ về điểm mạnh
Một số ví dụ về điểm mạnh mà bạn có thể nêu trong câu trả lời:
– Sáng tạo
– Linh hoạt
– Trung thực
– Nhiệt tình/ đam mê
– Kiên nhẫn
– Có kỷ luật
– Sáng tạo
– Có khả năng tập trung – Có khả năng định hướng
Lời khuyên khi đi phỏng vấn
Trên hết, khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận những tình huống không mong đợi. Điều này có thể giúp bạn tự tin hơn để đương đầu với kể cả những tình huống căng thẳng nhất.
Hãy chuẩn bị kỹ càng cho cuộc phỏng vấn bằng việc tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp, đảm bảo những gì bạn có là những gì họ cần, chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn và thực hành trước tại nhà.
Bạn cần nắm rõ những thông tin về bản thân: bạn là ai, bạn làm gì, bạn có thể làm gì cho doanh nghiệp. Cố gắng rút gọn những thông tin này trong vòng 60 giây.
Xem thêm: Em Có Suy Nghĩ Gì Về Lí Tưởng Sống Của Thanh Niên Ngày Nay Qua Bài Lặng Lẽ Sa Pa
Sau khi nhận được câu hỏi, bạn có thể dành ra một vài phút để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Đừng ngại việc tạm dừng nếu bạn cần thời gian. Khi đó, bạn có thể tập trung suy nghĩ và đưa ra câu trả lời chất lượng hơn là nói ngay những điều vừa xuất hiện trong đầu bạn.
“Bạn muốn được gợi ý việc làm phù hợp với kinh nghiệm, vị trí địa lý, sở thích và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Hãy đăng ký, roosam.com sẽ cập nhật danh sách việc làm phù hợp hàng tuần cho bạn.”